Ứng xử tinh tế với thức uống gắn liền với văn hóa của người Việt

20/12/2022 - 02:06 PM
395 lượt xem
Cỡ chữ
Nhắc đến rượu, bia hẳn không ít người sẽ nghĩ đến những khía cạnh tiêu cực mà thức uống này mang lại. Thế nhưng, nhìn ở góc độ toàn diện hơn thì hẳn rượu, bia là một những sản phẩm góp phần làm nên văn hóa, một thức uống khó thiếu trong cuộc sống. Bởi thực tình mà nói, bản thân sản phẩm rượu không có lỗi. Cổ nhân có câu “Tửu bất túy nhân, nhân tự túy. Sắc bất mê nhân, nhân tự mê”. Điều này có thể hiểu là rượu không tự nhiên làm say người, chỉ có người tự làm mình say. Sắc đẹp không tự nhiên làm người mê muội, chỉ có người tự mình mê đắm trong sắc đẹp. Người trách rượu chỉ mang lại những hệ lụy xấu phải chăng đã quá phiến diện.
 
alt
 
Phúc và họa
Tôi có sở thích xê dịch, thường tìm đến khắp các vùng miền trên cả nước. Sở thích này có sự phiền toái nhất định song cũng mang lại nhiều ích lợi, nhất là giúp kiến thức được mở mang. Có điểm lạ kỳ mà tôi phát hiện ra, đó là ở mỗi vùng miền văn hóa xoay quanh rượu lại càng khác biệt. Chính sự riêng khác này đã giúp làm nên sự đặc trưng của thức uống này.
 
Chẳng ngẫm ngợi đâu xa, về cách chế biến ra rượu cũng mỗi nơi một khác. Chẳng hạn, có nơi dùng men lá để ủ nên rượu; cũng có nơi người ta dùng từ men ngô để chế ra thứ đặc sản này. Rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà, Lào Cai) là ví dụ. Thức rượu này để ngon, êm và uống ngay sau khi cất mà vẫn không bị đau đầu thì “bí quyết” cũng có muôn vàn. Thế nhưng, cái “cốt” để làm nên thương hiệu rượu Bản Phố lại xuất phát từ việc người dân vùng cao dùng cây Hồng My làm men.
 
Theo tìm hiểu, hạt Hồng My sau khi được thu hoạch sẽ được người dân bản địa phơi khô, tách vỏ và nghiền nhỏ. Sau đó, nó được trộn với nước rượu ngô đầu thành bột, rồi nắm thành từng nắm tròn bằng lòng bàn tay. Tiếp theo, thứ thành phẩm này lại được ủ lên men trong khoảng 1 tuần rồi cuối cùng mới được ra men thành phẩm. Khi nấu rượu, người ta nghiền nhỏ quả men rồi trộn với ngô đã được luộc chín, ủ trong thùng gỗ từ 1 đến 2 tuần. Khi ngô đã ủ đủ thời gian cần thiết thì mang ra chưng cất thành rượu.
 
Đó là với các thức ngô, sắn trên mạn vùng cao, gần hơn là dòng rượu men gạo truyền thống. Kỳ thực, với dòng men này gia đình tôi cũng nấu nên “bí quyết” cũng nắm được đôi chút. Với dòng này, men ủ là quan trọng song nhiệt độ ủ rồi đợi sản phẩm đủ ngày để chưng cất cũng cần thiết không kém. Nếu “rượu cái” được ủ chưa đủ độ ngấu hoặc để quá lạnh thì sau khi chưng cất rượu sẽ có vị chua. Với dòng men gạo, rượu cũng được chia ra muôn vàn. Nói cách khác, từ chất gạo được ngâm ủ, người ta cũng làm nên nhiều loại như rượu tẻ, rượu nếp, rượu nếp cẩm, rượu nếp cái hoa vàng…
 
Đa dạng, phong phú về chủng loại, mỗi loại rượu lại có khâu chọn lọc nguyên liệu, ủ, cho tới thưởng thức rất riêng khác và thấm đẫm nét văn hoá đặc thù. Tuy nhiên, phải khẳng định, ở đâu cũng vậy, rượu đã khẳng định được vị trí trong đời sống ẩm thực của mình ở khắp mọi nơi. Người ta uống rượu vào các dịp trọng đại của cuộc đời, từ mừng thọ tới ma chay, cưới hỏi; người ta dùng rượu trong các cuộc gặp gỡ từ ngoại giao tới thân mật và uống ngay cả khi một mình.
 
Trong thơ ca, khi nhắc đến rượu, các thi sĩ cũng đều sử dụng những ngôn từ hân hoan, trang trọng cho thức uống này. Và hẳn nhiên, rượu chỉ có ý nghĩa khi uống với người tri âm tri kỷ, người hiểu mình. Chẳng thế mà khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến viết: Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua. Chén rượu ngon là chén rượu nâng lên với những người mà bản thân thực sự trân quý. Uống rượu là uống vào cái tình, cái nghĩa bạn bè dành cho nhau. Quý là vậy nên khi rượu nâng lên một mình thì cảm giác cô độc xâm chiếm, người uống rượu mà lòng lẻ loi đắng đót.
 
Rượu đẹp đẽ là thế nhưng sao hiện tại lại không ít người quay ra trách rượu? Xin thưa, chính những nét xấu xí trong thói quen uống rượu đã khiến hình ảnh đẹp của rượu bị làm mờ. Xã hội nhộn nhịp, tính xã giao chớp nhoáng được “ưu tiên” bởi thế chẳng khó để thấy cảnh người ta ép nhau, thách nhau uống rượu. Rượu uống kiểu nốc cạn, trăm phần trăm, là không say không về mới được xem là “nhiệt tình”, là thước đo để đánh giá tình cảm bạn hữu. Hệ lụy nhãn tiền là, họ uống không còn để vui nữa, uống để say, để nôn, để thể hiện khí phách. Tai nạn giao thông, xô xát bên mâm cơm, tan vỡ hạnh phúc gia đình cũng từ đó mà ra. Hơn hết, uống rượu kiểu như vậy khiến thứ đẹp đẽ trở nên xấu xí. Và như một sự đổ lỗi, sự lẩn tránh trách nhiệm, người ta lại bảo “do rượu”.
 
Giữ mình và giữ cho nhau
 
Văn hóa rượu bia không chỉ bó hẹp trong các mâm nhậu và những người chén chú, chén anh mà còn gắn trực tiếp và gián tiếp với những người trong gia đình, anh em bạn bè. Quê tôi ở vùng ngoại thành. Một năm có mấy cái giỗ quan trọng nên con cháu từ thành phố về tề tựu đông đủ. Anh em họ hàng người ở quê, người ở phố lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng trò chuyện rôm rả. Giỗ là dịp tưởng nhớ người đã khuất và cũng là dịp gia đình đoàn tụ. Thế nên, lần nào kèm chục mâm cỗ cũng là những chai rượu quê. Những khi ấy chối từ cũng khó, tùy theo khả năng của mình thì uống thôi. Nhưng ở quê tôi có điều hay là khi lỡ uống hơi mệt thì sẽ có người đưa về. Về đến nhà là an toàn và có thể an tâm ngủ một giấc. Chẳng ai quá đà vì rượu. Người ở xa thì thuê xe hoặc cử một thành viên trong gia đình lái xe, tất nhiên người đó tuyệt nhiên là không được uống rượu. 
 
alt
 
Những năm này, anh em họ mạc tôi đổ ra Thành phố làm nhiều, người đi lại bằng ô tô cá nhân cũng lắm. Giờ bên mâm cỗ rượu cũng vẫn bày biện ra cho có lệ chứ không nhiều người uống. Bởi vì người ta phạt rất nặng nếu mắc lỗi “nồng độ cồn”, người cao tuổi trong họ mạc cũng không ép con, ép cháu uống vì sợ nhỡ ngã và sợ bị phạt. Tôi nghĩ đây là điều đáng mừng, bởi có sự chuyển biến tích cực từ ép uống sang uống theo nhu cầu. Thế là văn minh.Với rượu, bia để nhìn nhận và đánh giá có lẽ không nên quá hà khắc. Bởi rượu, bia không xấu, người quá lạm dụng nó để làm những việc sai trái thì mới đáng trách. Rượu, bia sẽ vẫn còn tồn tại song song cùng với con người, việc uống rượu, bia thế nào cho đẹp, cho an toàn mới là cần thiết. Tôi trộm nghĩ rằng, nếu ai cũng xem chén rượu, cốc bia làm nhịp cầu nối kết, gắn bó tình cảm con người một cách giản dị, chan hòa, thân thiện; mỗi cá nhân biết giữ mình và giữ cho người thì việc uống rượu, bia chẳng phải đẹp đẽ lắm sao.
 
Giang Nam

Các bài viết khác

Xem thêm

Bánh tôm Hồ Tây, Bia Trúc Bạch - Tạo nên nét văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch

Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.

Đâu là nguyên nhân của bệnh thừa cân béo phì, câu trả lời từ thực tế...

Qua khảo sát thực tế và hỏi ý kiến phụ huynh cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ nhỏ là do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn thừa dinh dưỡng, ăn đồ chiên rán nhiều, lười vận động, chứ không phải do nước giải khát có đường

Đảng bộ VBA, Hội Cựu chiến binh Hiệp hội với hành trình “Về Nguồn” ở Điện Biên, Sơn La

 Hòa trong không khí của cả nước hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), triển khai thực hiện Công văn số 04/CV-TG-CCB ngày 11/1/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc “Tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1494 - 07/5/2024) nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), từ ngày 22/4 đến ngày 26/4/2024

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Tại sao trầm cảm lại phổ biến trong cuộc sống hàng ngày?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn cầu

Ngọt ngào mật hoa dừa

Có một thứ đồ uống của Việt Nam mình rất ngon và bổ dưỡng mà tôi tin chắc nhiều người còn chưa biết. Bạn đã nghe đến mật hoa dừa bao giờ chưa? Đã thử uống chưa?

Du lịch khám phá ẩm thực, đồ uống: Xu hướng được du khách ưa chuộng

Theo khảo sát của một ứng dụng đặt khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam ủy thác nghiên cứu với 27.730 khách du lịch ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 1.000 du khách Việt Nam cho thấy, Du lịch khám phá ẩm thực sẽ là một trong những xu hướng được du khách ưa chuộng cho các chuyến du lịch vào năm sau.

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Tỏa sáng âm hưởng miền di sản

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” diễn ra từ ngày 29/9-1/10 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc góp phần tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội, mang đến cho du khách và người dân địa phương những trải nghiệm đáng nhớ.

Quảng cáo và mua tạp chí