VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

19/09/2024 - 04:42 PM
72 lượt xem
Cỡ chữ

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

 

 

Ngày 14/8, cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải nội dung lấy ý kiến Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm (gọi tắt là Đề cương sửa đổi Luật ATTP). Sau khi nghiên cứu kỹ tài liệu và tổng hợp ý kiến doanh nghiệp và cùng chia sẻ tầm nhìn về thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, Hiệp hội có một số góp ý sau:

•         Các sản phẩm thuộc ngành đồ uống là đối tượng điều chỉnh của Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) được ban hành từ năm 2010. Sau một thời gian dài thi hành, Luật ATTP bộc lộ một số nhược điểm chưa phù hợp với thực tế tại Việt Nam cũng như chưa theo kịp các biện pháp quản lý hiện đại của thế giới là quản lý theo rủi ro, tăng cường hậu kiểm và giảm tiền kiểm. Việc ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP (“Nghị định 15”) có thể nói là một bước ngoặt trong việc cơ quan quản lý nhà nước đã nhìn nhận những thách thức trong thời gian thực thi và chú trọng vào việc giảm các thủ tục tiền kiểm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được đánh giá là thành tựu cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh với hiệu quả rất lớn. Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ đã chỉ đạo: “Nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt đã được chứng minh hiệu quả về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt chú trọng nhân rộng quy định về áp dụng quản lý rủi ro, chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm”.

 

 

•         Hiệp hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương, mục đích và quan điểm sửa đổi Luật ATTP nêu trong mục II của Tờ trình là “giải quyết vướng mắc trong thực tiễn…loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại...thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm”.

 

•         Hiệp hội quan ngại về nhóm Chính sách 1 được đưa ra trong mục IV của Tờ trình, vì thấy rằng các đề xuất này đi ngược lại mục đích nêu trong tờ trình, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/01/2024 đã nêu trên, cụ thể là:

- Đăng ký và công bố sản phẩm: Tờ trình và Điều 12, 14, 17, và 18 Đề cương đề xuất tất cả các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả vật liệu bao gói, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,… phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy đăng ký chỉ có thời hạn 5 năm, tức là quay trở lại các biện pháp tiền kiểm lạc hậu của Nghị định 38/2012/NĐ-CP vốn đã gây ách tắc lớn cho sản xuất, kinh doanh mà đã được Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế. Đề xuất này làm tăng rất nhiều thủ tục hành chính, trái với quản lý rủi ro, trái với chỉ đạo chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm, gây tốn kém lớn cho doanh nghiệp.

 

 

Với lý do là “việc ban hành chính sách này sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm có chất lượng được lưu thông trên thị trường” chưa được thuyết phục bởi vì không có bất kỳ số liệu nào chứng minh cho luận điểm này mà thực tế cho thấy điều ngược lại: từ khi có Nghị định 15 chuyển phần lớn tiền kiểm sang hậu kiểm, an toàn thực phẩm được cải thiện rất nhiều và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Báo cáo đánh giá tác động cũng chưa chính xác, gây nhầm lẫn. Tương tự, yêu cầu Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm và Kiểm tra nhà nước với thực phẩm nhập khẩu còn thiếu các bằng chứng thực tế thuyết phục. 

- Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm: Đề cương đề xuất kiểm nghiệm định kỳ tất cả các sản phẩm thực phẩm. Đây là biện pháp tiền kiểm lạc hậu, tốn kém của Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã được Nghị định 15/2018/NĐ-CP bãi bỏ. 

 

- Kiểm tra nhà nước với thực phẩm nhập khẩu: Điều 38 Dự thảo đề cương chi tiết yêu cầu “Sửa đổi, bổ sung khoản 1 theo hướng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu trước khi nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố sản phẩm”, bỏ kiểm tra theo 03 phương thức chặt, thông thường, giảm; thay bằng quy định phương thức kiểm tra đối với từng loại hàng hóa. Như vậy là bãi bỏ biện pháp kiểm tra theo quản lý rủi ro của Nghị định 15/2018/NĐ-CP mà quay trở lại biện pháp lạc hậu kiểm tra 100% hàng hóa của Nghị định 38/2012/NĐ-CP (rất tốn kém mà hiệu quả thấp như nghiên cứu của CIEM năm 2018 cho biết: thời điểm trước 2018 thời gian và chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về ATTP là hơn 3 triệu ngày công và hơn 2,6 nghìn tỷ đồng, nhưng tỷ lệ thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý có chỉ tiêu không đạt mức quy định rất nhỏ: 0,18%).

- Mục 3.2. Điều 12 Dự thảo đề cương chi tiết yêu cầu: “Bổ sung quy định chủ thể đăng ký bản công bố sản phẩm (nhà sản xuất, tổ chức được nhà sản xuất ủy quyền, Văn phòng đại diện nước ngoài của nhà sản xuất tại Việt Nam)”, nhưng trong thực tế, có nhiều nhà sản xuất chỉ sản xuất gia công, chủ sở hữu giấy phép sản phẩm (Product Licence Holder) mới là người chịu trách nhiệm thực sự về sản phẩm, do đó đề nghị sửa là: “Bổ sung quy định chủ thể đăng ký bản công bố sản phẩm (nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu giấy phép sản phẩm, tổ chức được ủy quyền hoặc văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu giấy phép sản phẩm)”.

 

- Điều 43, Dự thảo đề cương chi tiết yêu cầu: “Bổ sung nội dung các thực phẩm phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo để thực hiện theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính” trong khi Chính phủ hiện đang quy định việc đăng ký nội dung quảng cáo cho các sản phẩm chi tiết trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP chỉ đăng ký nội dung trước khi quảng cáo đối với các sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt." Do đó, đề nghị luật hóa các quy định tiên tiến của NĐ 15/2018/NĐ-CP, cụ thể, đề nghị sửa là: “Bổ sung nội dung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo để thực hiện theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.”

Trên cơ sở đó Hiệp hội đề xuất kiến nghị:

          Việc sửa đổi Luật An toàn thực phẩm cần có đánh giá tác động toàn diện để bảo đảm phù hợp với các quy định về cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ, và không mâu thuẫn với các luật hiện hành, chỉ nên tập trung vào việc ghi nhận các quy định cải cách hiện hành đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, thay vì áp đặt các yêu cầu bổ sung gây khó khăn cho những doanh nghiệp đã có tính tuân thủ.

          Để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, đồng thời nâng cao an toàn thực phẩm cho người dân, Hiệp hội kiến nghị cơ quan soạn thảo Đề cương thực hiện theo chỉ đạo tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/01/2024 của Chính phủ “cải cách theo hướng giảm số lượng, thủ tục, chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn”, “nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt… như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP”. Cụ thể:

1.       Sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng đưa các quy định tiên tiến của Nghị định 15/2018/NĐ-CP vào Luật, cụ thể là các quy định về đăng ký bản công bố và tự công bố; chỉ kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn khi đăng ký bản công bố và tự công bố; không quy định kiểm nghiệm định kỳ sau công bố; kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quản lý rủi ro 3 mức độ: chặt, thông thường và giảm; miễn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở đã có một trong các loại chứng nhận tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000, GMP, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương và và quy định về việc đăng ký và được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo đối với các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

 

2.       Không đưa các quy định tiền kiểm lạc hậu của NĐ 38 đã bị loại bỏ và trái với Nghị quyết của Chính phủ (như quy định đăng ký 100%, kiểm tra nhập khẩu 100% không theo quản lý rủi ro, kiểm tra định kỳ…) vào trong Luật sửa đổi.

 

3.       Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Viện Quản lý kinh tế Trung ương¹ về các đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn cao để hoàn thiện các quy định trong Nghị định 15:

-         Bổ sung yêu cầu làm trên hệ thống số cho các thủ tục: đăng ký bản công bố, tự công bố, chứng nhận cơ sở ATTP.

-         Bổ sung quy định về thủ tục rút số đăng ký bản công bố và tự công bố

-         Bổ sung quy định xử phạt nếu tự công bố sai mà đã đưa sản phẩm ra thị trường (để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp),

-         Bổ sung quy định thời gian cơ quan quản lý phải đăng tải bản tự công bố sau khi doanh nghiệp đã nộp (đề nghị 5 ngày làm việc, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý). 

-         Bổ sung quy định về công bố cho thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia thực phẩm mới hoặc có công dụng mới.

-         Bổ sung quy định cụ thể về kiểm tra giảm 5% số lượng lô hàng: nên kiểm tra lô đầu tiên nhập khẩu, sau đó kiểm tra ngẫu nhiên 1/20 lô nhập sau.

 

          Kim Anh

 

Các bài viết khác

Xem thêm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các ngành hàng liên quan như du lịch dịch vụ

Ngành du lịch là ngành chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn 2020-2021, hơn 90% doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, các cơ sở lưu trú phải hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp phải rao bán, cơ sở vật chất xuống cấp, nhân lực bị cắt giảm từ 40-60% tại các cơ sở lưu trú.

Nền kinh tế có đi lên được không “xương sống" là các doanh nghiệp

Các phương án xây dựng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang thiếu đánh giá tác động do vậy cần nghiên cứu và các đánh giá thật kỹ từng chi tiết

Kéo dài các biện pháp hành chính để cải thiện hành vi thay vì tăng thuế?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, đóng vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và là công cụ giúp Nhà nước điều tiết hành vi người tiêu dùng

Dự thảo tăng thuế gây một cú “sốc” và nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư trong đó có Carlsberg luôn coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng đặc biệt tính ổn định về mặt chính sách cũng như mục tiêu hướng tới nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Việc tăng thuế hoàn toàn không mang lại tác dụng giảm lượng tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe tiêu dùng

Theo quan sát của chúng tôi trong những năm gần đây, qua mỗi lần tăng thuế, người tiêu dùng càng có nguy cơ tìm đến các sản phẩm giá rẻ trôi nổi không rõ nguồn gốc nhiều hơn do người tiêu dùng vẫn có nhu cầu sử dụng rượu

Quảng cáo và mua tạp chí