Báo cáo Nghiên cứu đánh giá hoạt động trách nhiệm xã hội do APISWA và VARD triển khai tại Việt Nam giai đoạn 2017-2019

10/06/2022 - 02:29 PM
363 lượt xem
Cỡ chữ
Mới đây vào tháng 5 năm 2022, Báo cáo Nghiên cứu đánh giá hoạt động trách nhiệm xã hội do Hiệp hội Các doanh nghiệp Rượu châu Á – Thái Bình Dương (APISWA) và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) triển khai tại Việt Nam giai đoạn 2017-2019 đã được xuất bản bởi Nhà xuất bản Xây dựng.
Báo cáo dày 104 trang, gồm 5 chương do PGS.TS Vũ Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức – Trường Đại học Việt Đức (VGU) thực hiện.  Đây là một nghiên cứu tổng kết về các dự án nhằm nâng cao nhận thức về uống có trách nhiệm, thay đổi nhận thức và hành vi liên quan đến lái xe sau khi uống rượu, bia do Hiệp hội Các doanh nghiệp Rượu châu Á – Thái Bình Dương (APISWA) và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD)  thực hiện trong giai đoạn 2017-2019.
 
alt
 
Chương trình CSR được định nghĩa là “chương trình hoặc hoạt động nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể liên quan đến trách nhiệm xã hội”. Trong ngành công nghiệp rượu, bia các sáng kiến CSR được cho là giúp giảm thiểu tác hại do lạm dụng rượu bia gây ra và tạo ra thông lệ tốt trong việc thực hiện uống có trách nhiệm, tự tuân thủ và các hoạt động từ thiện.
 
alt
Chiến dịch nâng cao nhận thức "Học sinh nói không với đồ uống có cồn" (phối hợp với Bộ GD&ĐT-MOET)
 
Từ 2017 đến năm 2019, APISWA và VARD đã triển khai một loạt hoạt động trong khuôn khổ chương trình CSR “Uống có trách nhiệm và an toàn giao thông đường bộ” hợp tác với Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam (NTSC) và các đối tác khác. Tổng cộng có 30 hoạt động được thực hiện với các đối tác, thuộc ba hạng mục: chiến dịch nâng cao nhận thức, khóa huấn luyện đào tạo và nâng cao năng lực, hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học.
    
alt
 
 
alt
Chiến dịch nâng cao nhận thức (phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - VWU)
 
Các hoạt động chương trình CSR đã có tác động tích cực đến các nhóm đối tượng mục tiêu cho thấy tác động được chỉ ra phù hợp với dự kiến ban đầu của chương trình. Đáng kể là các chương trình tiêu biểu như Hoạt động nâng cao nhận thức “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm”; Chương trình nâng cao nhận thức – Học sinh nói không với đồ uống có cồn, Khóa huấn luyện nâng cao năng lực – Nâng cao hiệu quả công tác thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe; Khóa huấn luyện nâng cao năng lực Xây dựng mô hình điểm về thực hiện tốt quy trình đảm bảo ATGT, kiểm soát việc chấp hành quy định về nồng độ cồn đối với lái xe tại đơn vị vận tải taxi của Tập đoàn Mai Linh...
 
alt
Hội thảo ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu bia đói với người điều khiển mô tô, xe máy ở Việt Nam (phối hợp với VITSA)
 
Vui lòng tham khảo link dưới đây để biết thêm chi tiết về báo cáo ý nghĩa này: https://nxbxaydung.com.vn/final-research-report-evaluation-of-the-apiswa-and-vard%E2%80%99s-csr-program-b10586.html
 
Ánh Dương

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.