Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng giám đốc Heineken Việt Nam

09/03/2022 - 10:00 AM
151 lượt xem
Cỡ chữ
Làm việc với lãnh đạo Công ty Heineken Việt Nam tại trụ sở Bộ Công Thương ngày 8/3/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam luôn trân trọng những đóng góp và luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến thảo luận của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

alt
 
Tại buổi làm việc, ông Alexander Koch - Tổng giám đốc điều hành Công ty Heineken Việt Nam đã cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã dành thời gian làm việc với lãnh đạo Công ty.

Ông Alexander Koch cho biết Heineken Việt Nam đã hoạt động liên tục ở thị trường Việt Nam từ năm 1991 đến nay, luôn có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tương đương 1% GDP và tạo việc làm cả trực tiếp và gián tiếp cho 212.000 lao động.
 
alt
 
Về định hướng hoạt động của Heineken Việt Nam trong thời gian tới, Tổng giám đốc Alexander Koch khẳng định, Công ty tiếp tục duy trì sự gắn bó với thị trường Việt Nam. Theo đó dự kiến vào tháng 9/2022, Công ty sẽ khánh thành nhà máy bia mới tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo ông Alexander Koch, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nếu như năm 2019, Công ty đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng thì năm 2020 giảm xuống còn dưới 17.000 tỷ đồng. Cùng đó giá nguyên liệu đầu vào tăng cao tạo sức ép cho chi phí vận hành công ty, và đặt ra bài toán làm sao để vận hành bền vững.
 
alt
 
Công ty Heineken Việt Nam mong muốn Việt Nam có lộ trình phù hợp trong việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt cho giai đoạn 2022 – 2023 cũng như xem xét việc thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn dựa trên độ cồn nguyên chất. Heinenken Việt Nam cũng muốn nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ 52% hiện nay lên 100% vào năm 2025 cũng như muốn được tham gia thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp.
 
alt
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, sự ổn định và khởi sắc của kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp có đóng góp không nhỏ của cá doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Công ty Heineken Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam luôn trân trọng đóng góp của các doanh nghiệp, đồng thời luôn chia sẻ các khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
 
alt
 
Bộ trưởng cũng đánh giá cao tầm nhìn của Heineken Việt Nam với thị trường Việt Nam không chỉ ở góc độ thị trường có quy mô 100 triệu dân mà còn trong mối quan hệ với nhiều thị trường, nhiều đối tác mà Việt Nam là bên tham gia.

Liên quan đến các kiến nghị của Công ty Heineken Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương ghi nhận các ý kiến này và sẽ phản ánh với các cơ quan chức năng để hài hoà lợi ích giữa các bên.

Trong việc phát triển các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Công ty Heineken Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu kỹ thị hiếu cũng như các thói quen tiêu dùng của người Việt để phát triển sản phẩm có hiệu quả.
 
alt
 
Nguồn: moit.gov.vn

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.