CẦN CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUAN ĐỂ HIỂU HƠN VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH ĐỒ UỐNG HIỆN NAY

25/06/2024 - 11:52 PM
237 lượt xem
Cỡ chữ

Đồ uống gắn liền với lịch sử văn hóa lâu đời

 

Với lịch sử cả ngàn năm, sản phẩm đồ uống nói chung, sản phẩm bia, rượu nói tiêng đã gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng như người dân trên thế giới. Từ lâu, các sản phẩm đồ uống nói chung và các sản phẩm đồ uống có cồn nói riêng luôn tồn tại và song hành với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống.

Đồ uống trở thành thức uống không thể thiếu trong hiếu hỷ, thờ cúng tổ tiên, lễ tết, lễ hội, ngoại giao, tiếp khách, đồ uống cùng với ẩm thực luôn xuất hiện trong các bữa ăn, bữa tiệc từ bình dân tới sang trọng. Theo thời gian, việc thưởng thức đồ uống đã trở thành một nét văn hóa, đó là văn hóa uống, văn hóa ẩm thực, ý nghĩa văn hóa được nâng lên thành thưởng thức (thưởng rượu, thưởng bia, thưởng trà...) chứ không chỉ đơn thuần là việc uống. Các sản phẩm như bia, rượu vẫn thường xuất hiện trong các bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao, một số nguyên thủ quốc gia khi tới Việt Nam cũng từng thưởng thức hương vị đồ uống của Việt Nam, du khách quốc tế vẫn thường vào quán ăn từ bình dân tới sang trọng để thưởng thức bia hơi, bia chai, bia lon với các món ăn đặc trưng của người Việt... Đó là nét văn hóa của ẩm thực Việt Nam rất phong phú, đa dạng ở khắp các vùng, miền mà đến đâu ai cũng muốn cảm nhận hương vị đồ uống và món ăn của nơi đó.

Việc sử dụng đồ uống chỉ thực sự là văn hóa uống khi người sử dụng có ý thức, uống vừa đủ, không quá đà, lạm dụng, uống văn minh, lịch sự, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không ảnh hưởng tới bản thân và cộng đồng. Cái gì lạm dụng cũng không tốt, uống quá nhiều nước, ăn nhiều cơm, uống nhiều thuốc bổ cũng không tốt, vì vậy việc sử dụng đồ uống cũng cần phải điều độ, thưởng thức là chính, mỗi người tự biết nâng cao nhận thức và kiểm soát hành vi trong việc uống, đó là một nét văn hóa. Đơn vị truyền thông của ngành Đồ uống đã từng tổ chức thành công Cuộc thi viết “Văn hóa uống - Uống có trách nhiệm”, qua đó lan tỏa văn hóa uống, tránh việc lạm dụng đồ uống.

 

Vị trí, vai trò của ngành Đồ uống, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội

 

Ngành đồ uống Việt Nam là một ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo sự ổn định của thị trường. Hàng năm, toàn ngành đóng góp vào ngân sách khoảng gần 60 nghìn tỷ đồng; giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động tại các nhà máy sản xuất và chuỗi cung ứng dịch vụ; đem lại sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng một cách hợp lý điều độ; kết hợp với ẩm thực thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển. Ngành đồ uống nói chung, các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát nói riêng có lịch sử văn hoá lâu đời gắn liền với đời sống của người dân của Việt Nam cũng như người dân trên thế giới.

Trong quá trình phát triển, ngành Đồ uống Việt Nam đã có những bước thăng trầm trong lịch sử, nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ ý chí tự lực, tự cường, các doanh nghiệp trong ngành đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Với hàng trăm nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bổ hầu hết ở các tỉnh, thành phố trên cả nước (trên 51 tỉnh, thành phố), các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã đóng góp lớn cho ngân sách các địa phương, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống luôn đứng đầu tỉnh, thành phố về nộp ngân sách.

Các doanh nghiệp trong ngành không chỉ chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, đóng góp lớn cho ngân sách các tỉnh, thành phố mà còn giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương và luôn tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng, an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm công dân, đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ nguồn nước, thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…

Nhiều doanh nghiệp đã trích nguồn kinh phí lớn để giúp các địa phương xây dựng cầu đường, cung cấp nguồn nước sạch, lắp đặt đèn điện thắp sáng đường quê, xây dựng các sân bóng cho người dân địa phương rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất... Bên cạnh đó, Ngành rất quan tâm các hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc thi viết, các hội thảo như “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng” để lan tỏa thông điệp ý nghĩa giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về văn hóa sử dụng rượu bia, chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng...

 

Ngành Đồ uống đang gặp nhiều khó khăn...

 

Mặc dù cán bộ, nhân viên, người lao động ở các doanh nghiệp trong ngành rất nỗ lực, tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng do tác động liên tục của nhiều yếu tố ở trong nước và quốc tế kể trên nên các doanh nghiệp ngành Đồ uống gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận giảm 15-20%, một số chỉ tiêu khác giảm tới 30-40%. Một số nhà hàng kinh doanh bia hơi phải chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng khác, một số nhãn hàng rượu cũng xem xét đến việc dịch chuyển dần sang thị trường các nước khác do không bán được hàng...

 

 

Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của các chỉ tiêu kể trên là bởi các tác động như: Ảnh hưởng từ các cuộc xung đột trên thế giới như Nga - Ukraina chưa có hồi kết và tiếp đó là xung đột giữa Hamas - Israel tại Trung Đông làm cho bức tranh kinh tế thế giới càng chìm sâu vào khủng hoảng, lạm phát, dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi đó giá bán sản phẩm không tăng. Do các doanh nghiệp sản xuất bia hầu hết đều phải nhập nguyên liệu từ châu Âu, châu Á về để sản xuất nên các cuộc xung đột kể trên ảnh hưởng rất lớn tới chuỗi cung ứng, vận tải nguyên liệu sản xuất, chi phí tăng cao.

Một nguyên nhân nữa cũng tác động không nhỏ tới sản lượng của ngành Đồ uống đó là một số chính sách hạn chế đồ uống có cồn, việc tăng cường kiểm tra nồng độ cồn, thực hiện Nghị định 100... cũng khiến cho người tiêu dùng ngại ra quán, nhà hàng ăn uống vì sợ bị phạt, trong khi đó các dịch vụ xe công cộng chưa thuận tiện, đi taxi thì phi phí cao so với thu  nhập của người tiêu dùng.

 Các doanh nghiệp ngành Đồ uống còn chịu “tác động kép” bởi đại dịch Covid-19 và hậu đại dịch Covid -19 cũng như ảnh hưởng bởi một số quy định hạn chế đồ uống có cồn. Do kinh tế khó khăn và sợ bị thổi nồng độ cồn nên người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu khiến cho  nên các nhà hàng bia luôn trong vắng khách, chỉ đạt 1/3 lượng khách so với trước, có những nhà hàng nổi tiếng một thời, nay phải đóng cửa hoặc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh vì vắng khách... Nhà hàng vắng khách kéo theo nhiều hệ lụy, không kích thích được tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Thực tế trên không chỉ khiến ngành Đồ uống rơi vào khó khăn, kiệt quệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành khác nằm trong chuỗi cung ứng như nông nghiệp, mía đường, thủy sản, chăn nuôi…

Ngành Đồ uống còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh do một số sản phẩm của các cơ sở tư nhân bán với giá thấp hơn, tình trạng hàng nhái, hàng lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát vẫn đang tồn tại và có nguy cơ gia tăng khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính thêm khó khăn, người tiêu dùng bị thiệt thòi, nhà nước thất thu thuế...

 

Nếu tăng thuế TTĐB thì các doanh nghiệp sẽ thêm khó khăn, ảnh hưởng đến đóng góp ngân sách...  

 

Trước việc Bộ Tài chính có Tờ trình gửi Chính phủ về Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), theo đó, có 2 phương án dự kiến tăng thuế TTĐB đối với rượu trên 20 độ, rượu dưới 20 độ và đối với bia, dự kiến áp dụng tăng dần từ năm 2026 đến 2030 (tăng dần theo các năm từ 70% lên 100%), các doanh nghiệp đồ uống có cồn không khỏi lo lắng vì trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như kể trên, nay lại tăng thuế TTĐB, doanh nghiệp sẽ thêm khó khăn, gánh nặng, thậm chí khó trụ nổi, tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội. Việc tăng thuế TTĐB trong giai đoạn này sẽ dẫn tới những tác động sau:

- Thứ nhất là, tình trạng nhập lậu và hàng giả, hàng nhái, rượu, bia không rõ nguồn gốc sẽ có nguy cơ tăng cao khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra.

- Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, hàng hóa tiêu thụ giảm mạnh, trong khi đó thuế lại tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm không tăng, nguồn thu của doanh nghiệp giảm dẫn đến nộp ngân sách sẽ giảm.

- Thứ ba, Ngành Đồ uống đã từng là một ngành tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong các nhà máy sản xuất và chuỗi cung ứng thì nay nguy cơ sẽ cắt giảm lao động, công nhân mất việc làm là rất lớn do hàng hóa không bán được, sản xuất cầm chừng.

- Thứ tư, khi ngành Đồ uống tiêu thụ giảm thì kéo theo là cả một hệ thống dịch vụ logistic bị ảnh hưởng, các lĩnh vực như du lịch dịch vụ, nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản… sẽ chịu tác động nặng nề.

- Thứ năm, các hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng, an sinh xã hội mà từ trước tới nay doanh nghiệp Ngành đồ uống luôn quan tâm sẽ bị cắt giảm do hiệu quả sản xuất - kinh doanh giảm.

Hiện nay các doanh nghiệp Ngành Đồ uống đang gặp rất nhiều khó khăn, có những doanh nghiệp sản xuất chỉ đạt ở mức dưới 70% - 80% so với trước đại dịch Covid-19, sản lượng sản xuất hiện tại chỉ đạt 60% so với công suất thiết kế, sản lượng và doanh thu giảm từ 20 - 25%, lợi nhuận giảm tới 30%... Do vậy, mong rằng, Nhà nước xem xét, cân nhắc chưa nên điều chỉnh tăng thuế trong giai đoạn khó khăn này mà nên có những nghiên cứu đánh giá tác động tới kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh thuế TTĐB sẽ ảnh hưởng như thế nào, làm sao đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hài hòa quyền lợi hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người tiêu dùng, tránh những cú “sốc” đối với các doanh nghiệp;

Ngoài các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn thì các doanh nghiệp nước giải khát cũng chịu tác động không kém nếu bổ sung sản phẩm nước giải khát có đường thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Căn cứ vào nghiên cứu khoa học và tình hình thực tế, béo phì do nhiều nguyên nhân chứ không phải do uống nước giải khát có đường, do vậy, nên xem xét kỹ lưỡng không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế, tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội, vì sự phát triển bền vững.  

Minh Thư

Các bài viết khác

Xem thêm

Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Chiều ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024 với chủ đề "Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp”.

Đề xuất chưa áp Thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Sáng ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của Dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường”. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.

CÔNG ĐIỆN hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Giảm thuế nhiều hơn cho 26 địa phương chịu thiệt hại do bão

Góp ý dự thảo Nghị định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất: 26 địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3 cần được giảm nhiều hơn hơn so với mức giảm chung của cả nước.

Ngành Đồ uống Việt Nam tích cực chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ

Do hậu quả của bão lũ tại nhiều tỉnh thành ở Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc, vừa qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống đã tổ chức các đoàn công tác từ thiện đến thăm và hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ với mong muốn động viên, chia sẻ với đồng bào sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống

Đoàn công tác từ thiện ngành Đồ uống Việt Nam hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Ngày 23/9/2024, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về thôn Gò Sỏi (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) trao tặng quà hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng vừa bị thiệt hại nặng nề sau bão số 3 Yagi gây ra.

Cân nhắc không bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Góp ý dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khoa học, công bằng của sắc thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách bền vững

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Quảng cáo và mua tạp chí