Cần kiểm tra, xử lý tình trạng bia nhái, rượu giả để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

28/05/2025 - 04:37 PM
140 lượt xem
Cỡ chữ

Tình trạng nhái thương hiệu nổi tiếng

 

Theo Hiệp hội VBA, đối với ngành bia rượu nước giải khát trên thị trường hiện nay ghi nhận tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên thị trường hiện nay, có một số sản phẩm bia lon được bán với giá rất rẻ (khoảng từ 120.000đ - 140.000đ/thùng 24 lon), trong khi giá bán hòa vốn để sản xuất ra dòng bia cùng loại ước tính từ 170.000 -190.000đ/thùng 24 lon). Các doanh nghiệp sản xuất bia chân chính có quyền đặt câu hỏi vì sao các sản phẩm bia lon này lại có thể bán với giá rẻ như vậy, cần có câu trả lời từ những người có trách nhiệm?

 

 Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện một số sản phẩm bia hơi có tên gọi, màu sắc keg bia na ná với thương hiệu bia nổi tiếng, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn với sản phẩm uy tín. Hiện tượng nhái thương hiệu bia hơi nổi tiếng thường đi kèm các chương trình khuyến mại, quảng cáo hấp dẫn nên người tiêu dùng dễ bị “sập bẫy”.

 

Tình trạng rượu không rõ nguồn gốc trên thị trường

 

Đối với mặt hàng rượu, theo phản ánh từ công ty sở hữu nhiều thương hiệu rượu lâu năm của Hà Nội, vấn nạn rượu lậu, rượu nằm ngoài quản lý của Nhà nước đã và đang hoành hành từ rất nhiều năm nay với diễn biến càng ngày các phức tạp, tinh vi. Nếu như hàng nhái bia chủ yếu gây tổn thất về kinh tế và uy tín thương hiệu thì rượu giả, nhái lại tiềm ẩn nguy cơ khôn lường cho sức khỏe cộng đồng. Theo Công văn của VBA, tình trạng rượu nhái đang diễn biến rất phức tạp, một số sản phẩm nhái có tên gọi, mẫu mã na ná với thương hiệu nổi tiếng. Trong khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát cũng như xử lý các hành vi vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty uy tín, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước. Trong 5 năm gần đây, doanh thu thương hiệu rượu uy tín bị sụt giảm trung bình 10-15%, một phần do rượu nhái làm người tiêu dùng nhầm lẫn, hoang mang và khó khăn trong việc lựa chọn, sử dụng sản phẩm chính hãng. Các sản phẩm nhái có hình thức, mãu mã, nhãn hiệu tương tự với thương hiệu nổi tiếng...

 

Trong Công văn số 32/CV-VBA ngày 26/5/2025 gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, VBA nêu rõ: “Tình trạng sản xuất các sản phẩm bia, rượu trái phép, nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật nói trên ngày càng gia tăng và bán tràn lan trên toàn quốc, trở nên khó kiểm soát, gây ra nhiều thách thức lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng và sự minh bạch trong kinh doanh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật và gây thất thu cho ngân sách Nhà nước v.v”.   

 

Cần hành động kịp thời để giữ thị trường lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

Giữa bối cảnh nền kinh tế từng bước phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp sản xuất đồ uống tại Việt Nam lại đang phải đối mặt với một “đại dịch” khác mang tên hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ. Vấn nạn này đang có chiều hướng gia tăng, trong khi các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu có nhiều hình thức gian lận ngày càng tinh vi thì công tác kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn vì nguồn lực còn hạn chế... 

 

Trước thực tế trên, VBA kiến nghị với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia bổ sung mặt hàng rượu, bia vào kế hoạch thanh kiểm tra trong đợt cao điểm từ 15/5/2025 đến 15/6/2026. “Cần tăng cường quản lý hiệu quả, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, và siết chặt các biện pháp kiểm tra, xử lý” - Công văn nêu rõ.

 

VBA cũng đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường kiểm soát việc cấp giấy phép sản xuất rượu; Tổng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất; Rà soát quy định dán tem sản phẩm trong quá trình lưu thông; Áp dụng chế tài mạnh hơn đối với các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái.

 

Với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 và Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới, sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng, hy vọng tình trạng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát sẽ được quan tâm kiểm tra, xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

 

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực đồ uống là hành trình dài đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của toàn xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ thương hiệu của mình, hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý vi phạm. Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết, cảnh giác với hàng giả, hàng nhái, lựa chọn sản phẩm có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Các cơ quan chức năng, ngoài việc “mạnh tay” kiểm tra, xử lý vi phạm, cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu được hậu quả khôn lường của việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc...

 

Kiệt Vũ

Các bài viết khác

Xem thêm

Hội thảo chiến lược Tết 2026 cho ngành hàng tiêu dùng nhanh

Sáng ngày 9/7/2025, tại Hà Nội, Chicilon Media phối hợp cùng NielsenIQ tổ chức Hội thảo chuyên đề "Tết 2026 – Chiến lược nào cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)?". Hội thảo mang đến những phân tích chuyên sâu giúp thương hiệu hoạch định chiến lược truyền thông và phân phối hiệu quả cho mùa Tết 2026 sắp tới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm…

Sáng ngày 25/6, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh”. Tham dự Hội thảo có đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và FMCG (Fast Moving Consumer Goods) - nhóm hàng tiêu dùng nhanh, các mặt hàng thiết yếu...

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, bán lẻ rượu từ 1/7/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; trong đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025: Tạp chí Đồ uống Việt Nam nhận Giải Gian trưng bày Ấn tượng

Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã khép lại thành công sau 3 ngày diễn ra sôi nổi tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), để lại nhiều dư âm đẹp về một sự kiện lớn của giới báo chí cả nước, nhất là trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025). Những gian trưng bày được đầu tư công phu, đa dạng về hình thức và nội dung đã phản ánh sinh động sự phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp, hiện đại của nền báo chí nước nhà.

Đại hội Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 20/6, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (Hiệp hội) đã long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề “Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển”. Tham dự Đại hội có đồng chí Ngô Hồng Anh – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy Hai Bà Trưng cùng hơn 30 đảng viên đang sinh hoạt tại 3 Chi bộ thuộc Đảng bộ Hiệp hội.

Drinktec 2025 – Chỉ còn 100 ngày trước giờ khai mạc

Chỉ còn 100 ngày nữa, drinktec 2025 – Triển lãm Thương mại hàng đầu thế giới dành cho ngành Đồ uống và Thực phẩm lỏng – sẽ chính thức khai mạc tại Messe München, TP. Munich, Đức từ ngày 15 đến 19 tháng 9 năm 2025. Công tác chuẩn bị đang bước vào giai đoạn nước rút, với số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng mạnh, cho thấy sức hút và tầm vóc toàn cầu của sự kiện.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Bia Việt Nam

Du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, bia đã nhanh chóng trở thành thức uống quen thuộc và có một hành trình dài gắn bó cùng lịch sử và văn hóa ẩm thực Việt. Trải qua những thăng trầm, biến động của dòng chảy lịch sử, đến nay ngành bia trở thành một ngành kinh tế - xã hội quan trọng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tạp chí Đồ Uống Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số và phát triển báo chí điện tử đang là một xu hướng tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Không nằm ngoài xu hướng đó, những năm gần đây, Tạp chí Đồ Uống Việt Nam đã chủ động từng bước chuyển đổi số, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thực hiện đa dạng hình thức truyền thông trên các nền tảng số để đáp ứng nhu cầu đọc online ngày càng lớn của đông đảo bạn đọc.

Đại hội các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 02/4, tại Văn phòng Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (Hiệp hội), 03 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Hiệp hội đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 gồm Chi bộ I, Chi bộ II, Chi bộ III.

Quảng cáo và mua tạp chí