Cân nhắc không bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt

20/09/2024 - 05:14 PM
187 lượt xem
Cỡ chữ

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Góp ý dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khoa học, công bằng của sắc thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách bền vững.

          Theo đó, tại Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (Dự thảo), Bộ Tài chính đề xuất áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% với nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam, gồm nước giải khát có ga, chứa chè, cà phê, nước trái cây; nước uống tăng lực, điện giải, nước uống thể thao... Tại Tờ trình dự án Luật, Bộ Tài chính nêu rõ việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của các tổ chức y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Thanh Kim - Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân cho biết, qua 4 lần sửa đổi trước đây, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội như: Góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng không có lợi cho sức khỏe và môi trường xã hội; định hướng tiêu dùng tiết kiệm đối với nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch và khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; đồng thời góp phần ổn định, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Ông Lê Thanh Kim - Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân phát biểu khai mạc Hội thảo

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Tài chính, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành cũng còn một số hạn chế như: Đối tượng chịu thuế hẹp so với thông lệ quốc tế; thuế suất với một số mặt hàng chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng; một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại Biểu thuế chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong thực hiện…

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến các nội dung sửa đổi, bổ sung, đặc biệt việc cân nhắc mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đồ uống có đường. Các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh tăng thuế đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng, do đó cần có đánh giá tác động rất kỹ lưỡng theo từng phương án, kịch bản về đầu tư tài chính, an sinh xã hội, chính sách phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và tính ổn định của môi trường kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE phát biểu

Đối với việc bổ sung một số mặt hàng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho rằng, lý do bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế TTĐB chưa thực sự thuyết phục do chưa xác định được tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng và tác động đối với doanh nghiệp, thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế.

Ông Lương Xuân Dũng – Chánh Văn phòng Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam phát biểu

Chia sẻ về nội dung này, ông Lương Xuân Dũng – Chánh Văn phòng Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, xem xét không bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB, vì hiệu quả của chính sách thuế lên mục tiêu bảo vệ sức khoẻ là không rõ ràng trong khi chính sách thuế này có thể gây ra các tác động lớn đến sự phục hồi của ngành nước giải khát, ảnh hưởng chung đến lao động việc làm và nền kinh tế.

“Chính sách này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt trong bối cảnh giá thành các nguyên liệu gia tăng và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cũng đồng thời chịu nhiều sức ép từ các nghĩa vụ tài chính phát sinh và các tác động ngoại cảnh như cơn bão Yagi vừa qua. Hơn nữa, việc áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường có thể sẽ khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công hoặc nhập lậu vốn rất phổ biến trên thị trường, khó kiểm soát”, ông Lương Xuân Dũng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Duy Hưng – Giám đốc Pháp chế Tập đoàn Tân Hiệp Phát phát biểu

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Hưng – Giám đốc Pháp chế Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: Chỉ cần tăng giá 100 đồng/chai đã tác động tới hành vi người tiêu dùng, nhà phân phối. Việc tăng thuế TTĐB lên 10% chắc chắn doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Do vậy, cần có đánh giá tác động định lượng về mối liên quan giữa nước giải khát có đường đối với bệnh thừa cân béo phì và lợi ích với xã hội sẽ như thế nào khi tăng thuế TTĐB lên 10%.

Ông Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc Quan hệ Đối ngoại của Công ty HEINEKEN Việt Nam phát biểu

Đối với mặt hàng đồ uống có cồn, ông Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc Quan hệ Đối ngoại của Công ty HEINEKEN Việt Nam, cho biết, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 100% vào năm 2030 làm kìm hãm sự tăng trưởng, gây thất thu ngân sách do nhiều yếu tố tác động. Do vậy, để tạo môi trường ổn định cho các ngành công nghiệp phục hồi, cần áp dụng lần tăng thuế đầu tiên vào năm 2027, sau đó 2 năm tăng một lần và mỗi lần tăng không quá 5%, để đến năm 2031 tăng tối đa đến 80%.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết: Đối với đồ uống có cồn, việc thực hiện thuế TTĐB nên lùi đến năm 2027 thì phù hợp hơn vì hiện tại các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực, suốt từ năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp bia, rượu liên tiếp gặp các khó khăn, tác động lớn đến ngành. Mới đây, nhiều nhà máy, đại lý, nhà hàng lại bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi gây ngập úng, tốc mái nên việc phục hồi càng chậm. Khi xây dựng Luật Thuế TT ĐB (sửa đổi) cần đảm bảo tính công bằng, tính khả thi, tăng thuế thì giá cả sẽ tăng lên, vô hình trung đánh vào đối tượng người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, người nông dân ở các vùng quê. Bác nông dân lao động vất vả muốn uống chai bia để giải khát nhưng cũng khó thực hiện được vì giá bia cao. Như vậy không đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng người tiêu dùng...

Chúng tôi mong muốn các Đại biểu Quốc hội lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến và có Tờ trình kiến nghị tới Chính phủ và Quốc hội về dự thảo Luật Thuế TT ĐB (sửa đổi).

 

Kim Anh

 

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Đồ uống Việt Nam tích cực chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ

Do hậu quả của bão lũ tại nhiều tỉnh thành ở Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc, vừa qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống đã tổ chức các đoàn công tác từ thiện đến thăm và hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ với mong muốn động viên, chia sẻ với đồng bào sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống

Đoàn công tác từ thiện ngành Đồ uống Việt Nam hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Ngày 23/9/2024, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về thôn Gò Sỏi (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) trao tặng quà hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng vừa bị thiệt hại nặng nề sau bão số 3 Yagi gây ra.

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Người tiêu dùng thêm nỗi lo bia giả, nhái các thương hiệu

Giống như nhiều loại mặt hàng tiêu dùng trên thị trường, bia cũng là mặt hàng được làm giả, nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khiến cơ quan chức năng rất khó khăn để phát hiện, xử lý. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần “mạnh tay” xử lý để không gây tổn thất đến doanh nghiệp làm ăn chân chính và bảo vệ người tiêu dùng.

Nước giải khát kém chất lượng: Nỗi lo của người tiêu dùng

Thị trường nước giải khát hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, tình trạng nước giải khát nhái thương hiệu, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, sức khỏe người sử dụng.

Đoàn công tác từ thiện VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam trao quà cho người dân ngập lụt ở Văn Giang, Hưng Yên

Sáng 14-9, chuyến công tác từ thiện đợt 2 của Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam phát động đã được thực hiện tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương trình có sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam.

Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở Sóc Sơn, Hà Nội

Sáng 13/9, Lãnh đạo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và Công đoàn VBA đã tới thăm và trao quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

VBA kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng 11/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và ngành Đồ uống Việt Nam phát động và thực hiện Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ"

Quảng cáo và mua tạp chí