Đề xuất không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

25/07/2023 - 04:01 PM
728 lượt xem
Cỡ chữ

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Góp ý vào dự thảo, nhiều chuyên gia tranh luận về việc mở rộng đối tượng chịu thuế, đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát (NGK) có đường. Theo giải trình của Bộ Tài chính, việc bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, cụ thể là tình trạng thừa cân béo phì (TCBP). Tuy nhiên công cụ thuế liệu có thực sự giải quyết được các mục tiêu này?

 

Đường chỉ đóng góp chưa tới 3,6% trong tổng năng lượng đưa vào cơ thể từ thức ăn và đồ uống, trong khi đó nguồn năng lượng chủ yếu đến từ ngũ cốc (51,4%), thịt (15,5%,. Khảo sát thực tế trên thị trường cho thấy hàm lượng calories trung bình có trong 100 ml nước giải khát có đường (44 kcal) thấp hơn nhiều so với hàm lượng calories trung bình trong 100 gam các loại thực phẩm có chứa đường khác như bánh (448 kcal), kẹo (403 kcal), các thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn hàng ngày như thịt bò (182 kcal), thịt gà (199 kcal), cá thu (166 kcal), hay các sản phẩm được chế biến sẵn phổ biến như pate (326 kcal), thịt lợn hộp (344 kcal), dăm bông (318 kcal), v.v..                                                                                                                         

NGK có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất của TCBP và các loại bệnh lây nhiễm khác
 

Áp thuế lên NGK có đường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới, TCBP là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao mà cụ thể là việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calories trong khi thiếu các vận động thể chất. Bộ Y tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì” kèm theo Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22/10/2022 đã chỉ ra có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thừa cân, béo phì. Bên cạnh nguyên nhân dinh dưỡng, TCBP còn do thiếu hoạt động thể chất, thời gian ngồi tĩnh tại nhiều, tuổi tác, giới tính, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, hay các yếu về gen di truyền hoặc nội tiết tố.

Về chế độ dinh dưỡng, theo Báo cáo An ninh Lương thực và Dinh dưỡng ASEAN (2021), tại Việt Nam, đường chỉ đóng góp chưa tới 3,6% vào tổng năng lượng đưa vào cơ thể từ thức ăn và đồ uống, trong khi đó nguồn năng lượng chủ yếu đến từ ngũ cốc (51,4%), thịt (15,5%), rau và hoa quả (6,9%), các thực phẩm khác (22,6%). Nếu đường được coi là thủ phạm của các loại bệnh này thì việc chỉ áp thuế đối với một mặt hàng có chứa đường là nước giải khát sẽ không hiệu quả, nhất là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều đường và có hàm lượng calories cao hơn đang sẵn có trên thị trường như kẹo, bánh, kem, đồ ăn nhanh, sữa v.v.. Tham khảo bảng dưới đây thể hiện hàm lượng calories trong các loại thực phẩm phổ biến.[1]

Thực phẩm

Hàm lượng calories có trong 100 gam/100 ml

Nước giải khát có đường**

44 kcal

Cá thu*

166 kcal

Thịt bò*

182 kcal

Thịt gà*

199 kcal

Pate*

326 kcal

Thịt lợn hộp*

344 kcal

Dăm bông*

318 kcal

Bánh*

448 kcal

Kẹo*

403 kcal

Mối liên hệ giữa tiêu thụ NGK có đường với TCBP

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng về Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn, tần suất và thói quen sử dụng thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam năm 2018 chỉ ra rằng học sinh tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm ngũ cốc, chất đạm, chất béo và sữa; tiếp theo đó là các thực phẩm có chứa đường khác (bánh kẹo, chè, …) và cuối cùng là các loại đồ uống khác nhau. Đặc biệt, tỷ lệ TCBP ở học sinh khu vực thành thị cao hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%) nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát có đường của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%). Đáng chú ý, so với nước ngọt, tỷ lệ trẻ em tiêu thụ các sản phẩm có đường khác (bánh kẹo, kem chè ...) còn cao hơn rất nhiều chiếm 51,1% ở khu vực thành thị và 56,4% ở khu vực nông thôn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, 86,3% thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 11 đến 17 thiếu hoạt động thể chất. Theo Báo cáo của Viện Dinh dưỡng nêu trên, hoạt động thể lực kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới TCBP ở lứa tuổi học đường tại Việt Nam. Ngoài ra, thời gian ngồi màn hình ngày nghỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TCBP ở học sinh THCS lên 1,154 lần. Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh nơi có tỷ lệ học sinh béo phì gấp đôi cả nước, chỉ có 26,1% học sinh THPT tham gia vận động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày; 29,9% học sinh THPT tham gia các lớp học thể dục hằng ngày. Đối với học sinh THCS  có trên 30% thiếu vận động.

Áp thuế lên NGK có đường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế

Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nếu bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu TTĐB 10% thì sẽ khiến doanh thu của ngành giảm 3.159,5 tỷ đồng trong khi thu ngân sách chỉ tăng thêm 2.279,1 tỷ đồng, dẫn tới tổng thiệt hại với nền kinh tế là 880,4 tỷ đồng. Xét tổng thể, giá trị tăng thêm của cả nền kinh tế (GVA) giảm 0,135%, GDP giảm 0,115%, thu nhập của người lao động từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0,155%, thặng dư sản xuất giảm 0,083%, lao động giảm 0,092%; thu ngân sách qua thuế gián thu giảm khoảng từ 0,065% – 0,085%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ điều chỉnh chiến lược (ở cấp khu vực) để nhập khẩu thay vì sản xuất do chi phí trong nước cao. Đồng thời, với việc chênh lệch giá giữa giá chính thống và giá buôn lậu là 6% có thể khiến hoạt động buôn lậu gia tăng.                                                                                                                  

 

Trên thế giới, nhiều quốc gia như Chi-lê, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan, Latvia và Brunei tỷ lệ TCBP vẫn tiếp tục gia tăng sau khi áp dụng chính sách thuế này. Đan Mạch, Na Uy đã bãi bỏ chính sách thuế này vì không có tác động đáng kể đến sức khỏe của người dùng trong khi gây ra các tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội. Bang California, Mỹ thậm chí đã thông qua dự luật ngăn chặn bất cứ thành phố trực thuộc nào thông qua việc áp thuế đối với đồ uống hay thực phẩm trong vòng 12 năm tới kể từ tháng 6 năm 2018.

 


[1] * Bảng Thành Phần Thực Phẩm Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng.

** Khảo sát thực hiện bởi Nielsen Việt Nam năm 2020 đã chỉ ra rằng các sản phẩm nước giải khát có đường với hương vị nguyên bản có chứa trung bình khoảng 11 gam đường trong mỗi 100ml. Với công thức quy đổi mỗi 01 gam đường cung cấp 4 calories năng lượng khi hấp thụ vào cơ thể theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ,[1] thì nước giải khát có đường sẽ cung cấp cho người tiêu dùng khoảng khoảng 44 kcal/ 100ml sản phẩm được tiêu thụ.

Các bài viết khác

Xem thêm

Ra mắt cuốn sách “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang” của tác giả Tô Việt

Mới đây, Chuyên gia Thử nếm Rượu vang (Sommelier) Tô Việt đã cho ra mắt Cuốn sách chuyên về lĩnh vực rượu vang mang tên “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang”. Đây được coi là cẩm nang về rượu vang quốc tế được nhiều bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặt mua.

Rượu, bia không rõ nguồn gốc: Những ẩn họa khôn lường

Những chai bia tuy dán nhãn một thương hiệu nổi tiếng nhưng thực tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, những chai rượu sóng sánh màu cánh gián được gắn mác rượu quê vẫn đang âm thầm len lỏi vào những cuộc nhậu trên khắp mọi miền quê... không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, mà còn kéo theo bao hệ lụy khôn lường khác

Thư mời đơn vị đồng hành cùng Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”

Từ tháng 5/2023 đến hết tháng 3/2024, Tạp chí Đồ uống Việt Nam triển khai Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”. Đây là một sáng kiến có giá trị cộng đồng, có ý nghĩa thiết thực nhằm lan tỏa văn hóa đọc đang được các cấp, các ngành và người dân quan tâm.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức khóa đào tạo tìm hiểu về rượu vang và văn hóa uống

Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế về thưởng thức, tìm hiểu và khảo sát thị trường rượu vang và một số loại rượu khác, Tạp chí Đồ uống Việt Nam phối hợp với chuyên gia Tô Việt – Chuyên gia thử nếm vang quốc tế tổ chức các khóa đào tạo về thử nếm rượu vang trong năm 2023.

Bàn giải pháp Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

“Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 11/07 tại Hà Nội. Đây là Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Tọa đàm ghi nhận được nhiều thông tin giá trị, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

“Quả ngọt” từ hướng đi đúng đắn của thể thao Việt Nam

Việt Nam đã có những bước tiến rất xa trên bản đồ thể thao thế giới. Thành công đó đến từ quá trình rèn luyện và ý chí bền bỉ của các vận động viên, cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các nguồn lực trong mô hình hợp tác ba bên. Thể thao Việt Nam phá vỡ giới hạn

Ngành Đồ uống Việt Nam đồng hành cùng phát triển kinh tế - xã hội

Ngành Đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là một ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam khi mỗi năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Cần nhìn nhận sản phẩm bia, rượu dưới góc độ văn hóa

Sản phẩm rượu, bia hay chuyện về văn hóa uống, chuyện uống có trách nhiệm cần được nhìn nhận khách quan hơn, tăng cường nhận thức để không làm lệch lạc đi hình ảnh về một thức uống trở thành nét văn hóa của dân tộc, góp phần quảng bá văn hóa du lịch tới bạn bè quốc tế.

Quảng cáo và mua tạp chí