Đồ uống có cồn bất hợp pháp – Thực trạng và giải pháp

09/01/2023 - 06:00 PM
294 lượt xem
Cỡ chữ
Chiều ngày 09/1, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Tiểu ban Rượu vang & Rượu mạnh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) tổ chức tọa đàm “Đồ uống có cồn bất hợp pháp: Thực trạng và giải pháp”.

alt
PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA phát biểu tại Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA, bà Chu Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VBA, ông Ludovic Ledru, đồng Chủ tịch Eurocharm, Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương (APISWA), ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), ông Vũ Đức Nam – Phó trưởng Phòng Công nghiệp Thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện các chuyên gia, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống có cồn, cùng các phóng viên báo chí.
 
alt
Quang cảnh Tọa đàm

Chia sẻ tại Tọa đàm, PGS. TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết: Đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối, ở Việt Nam lượng rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của nhà nước chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam. Không chỉ tại Việt Nam, khu vực ASEAN cũng được dự báo là khu vực có mức tiêu thụ rượu bia không kiểm soát tăng cao vào năm 2025.
 
alt
 
“Với xu hướng tiêu thụ vô cùng lớn như vậy, các sản phẩm phi chính thức sẽ gây ra nhiều tổn thất đáng kể về kinh tế, xã hội đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả ngân sách nhà nước”.Trong khi đó, các chính sách chưa hướng tới giải quyết vấn đề gốc rễ này, chưa có giải pháp toàn diện. Doanh nghiệp mong muốn các công cụ quản lý nhà nước, đặc biệt chính sách quản lý thị trường hay chính sách thuế đạt được các tiêu chí phù hợp, hiệu quả, công bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp chân chính phát triển bền vững. Do đó, buổi tọa đàm là cơ hội để nhìn nhận rõ các vướng mắc, thiệt hại mà các thủ thể trong nền kinh tế phải gánh chịu, từ đó đề xuất chính sách nhằm tăng cường kiểm soát  đồ uống có cồn bất hợp pháp trên thị trường”, ông Việt cho hay.
 
alt
Ông Ludovic Ledru, đồng Chủ tịch Eurocharm, Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương (APISWA) chia sẻ tại Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, APISWA đã trình bày những phát hiện chính trong  “Báo cáo về kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp, Thông lệ quốc tế tốt nhất và những bài học kinh nghiệm” mới được công bố cuối tháng 9/2022. Đại diện APISWA chia sẻ: “Với tư cách là những hiệp hội và liên minh thương mại hoạt động vì lợi ích của các công ty trong lĩnh vực rượu vang, rượu mạnh tại thị trường quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi đặc biệt đề cao trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng và đồng hành với các cơ quan hữu quan trong việc tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp. Báo cáo của APISWA đề xuất 04 khuyến nghị tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam, dựa trên những thực tiễn tốt nhất trong ASEAN. Ngoài ra, báo cáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.

Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), thực trạng đồ uống có cồn bất hợp pháp tại Việt Nam được chia thành 4 loại: sản phẩm nhập lậu, sản phẩm giả, sản phẩm thủ công và sản phẩm trốn thuế. Trong thời gian qua, các hoạt động sản xuất, đăng ký, kinh doanh rượu trên cả nước đã được tổ chức ổn định và công tác kiểm tra, hậu kiểm, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tuy vậy, tình trạng rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, do đó gây thất thu thuế cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
alt
Các diễn gia thảo luận tại Tọa đàm
Để giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế trên, các đại biểu tham dự Tọa đàm đề xuất một số giải pháp, bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đặc biệt là các quy định quản lý đối với rượu sản xuất thủ công; tăng cường nguồn lực và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chú trọng vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Tọa đàm đã cập nhật thực trạng và tồn tại của khu vực đồ uống có cồn bất hợp pháp; đánh giá các tác động tiêu cực mà đồ uống có cồn bất hợp pháp gây ra về mặt kinh tế xã hội; đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp phù hợp, dựa trên một số thông lệ quốc tế. Hơn nữa, Tọa đàm còn là cơ hội để các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan chức năng trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề liên quan.

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

VBA tổ chức lớp tập huấn về Thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ ngày 19 đến 20/9/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam, đơn vị trực thuộc Hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với cơ quan Thuế tổ chức lớp tập huấn về Thuế thu nhập doanh nghiệp - Tính an toàn, hợp lý của chi phí được trừ, cập nhật các quy định mới nhất về thuế và hóa đơn đang có hiệu lực pháp luật 2021 – 2023...

VBA tổ chức họp Ban Thường vụ mở rộng lần thứ 5 nhiệm kỳ VI

Ngày 25/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức họp Ban Thường vụ mở rộng lần thứ 5 nhiệm kỳ VI, với sự tham gia của các thành viên Ban Thường vụ và đại diện một số đơn vị thuộc Hiệp hội.

VBA và 13 Hiệp hội gửi văn bản góp ý về Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs

Ngày 18/8/2023, đại diện 14 Hiệp hội ngành nghề (trong đó có Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) đã có văn bản gửi tới các bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công Thương, Tài Chính, Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc Góp ý xây dựng Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs và các kiến nghị để thực thi tái chế hiệu quả.

Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

Ngày 18/8/2023, tại Hà Nội, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia phối hợp Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo thu hút sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Bắc.

VBA góp ý đối với Đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi)

Vừa qua, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 68/CV-VBA gửi Ban Kinh tế Trung ương về việc góp ý đối với Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động đến các bên liên quan, không nên vội vàng tăng thuế TTĐB khi các doanh nghiệp đang “ngắc ngoải”

Chiều 15-8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện chính sách quản lý về hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, bia".

Hội thảo Sơ kết 3 năm thi hành một số quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: Hướng đến việc sử dụng rượu, bia có trách nhiệm

Sáng 10/8/2023, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Sơ kết 3 năm thi hành quy định về quản lý quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”.

Quảng cáo và mua tạp chí