Ngành Đồ uống dự báo sớm tình hình và triển khai các nhiệm vụ trong năm 2023

23/02/2023 - 05:23 PM
1.362 lượt xem
Cỡ chữ
Ngay sau khi kết thúc năm 2022, ngành Đồ uống Việt Nam nói chung và Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) nói riêng đã sớm triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023. Nhận thấy năm 2023 sẽ tiếp tục nhiều khó khăn, thách thức nên ngành Đồ uống Việt Nam và VBA đã sớm có các biện pháp để thích ứng với tình hình, cố gắng phát huy những kết quả đã đạt được trong năm cũ.

Dự báo tình hình khó khăn để có giải pháp thích ứng phù hợp

Theo dự báo, năm 2023, ngành Đồ uống tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả đại dịch COVID-19 cần phải khắc phục nhiều năm; cạnh tranh chiến lược và xung đột Nga - Ukraine còn diễn biến phức tạp, khó khăn nhất là nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao đối với toàn bộ các sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu thô tới các sản phẩm bao bì, đóng gói... Các doanh nghiệp trong ngành đã sớm xây dựng kế hoạch để thích ứng với dự báo tình hình khó khăn trong năm 2023, trong đó tập trung vào các giải pháp chính như: Tích cực tìm kiếm nhiều nhà cung cấp mới giúp chủ động nguồn vật tư cho sản xuất; Thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến công tác bán hàng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; Nghiên cứu, phát triển nhiều dòng sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị của các lứa tuổi cũng như mức giá hợp lý; Tập trung rà soát tiết giảm các chi phí không cần thiết để tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm, bán hàng, quảng bá thương hiệu; Hướng tới sản xuất xanh, bền vững.
 

VBA tổ chức nhiều chương trình thiết thực đối với các doanh nghiệp hội viên và người tiêu dùng
 
- Về nhiệm vụ năm 2023, Hiệp hội sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm để hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là kiến nghị nhà nước giữ ổn định chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt, tinh giảm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm hồ sơ giấy tiến tới việc áp dụng hải quan online toàn phần, linh hoạt trong chính sách tín dụng, lãi suất ổn định để hỗ trợ các doanh nghiệp; tích cực, chủ động tham gia xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến ngành như chưa xem xét sửa đổi dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt trong năm 2023.

- Hiệp hội phối hợp với các doanh nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi và tham gia ý kiến về những nội dung bất cập còn liên quan tới trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) như định mức chi phí tái chế Fs (F = R x V x Fs), các khâu thanh kiểm tra về môi trường...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp thông tin số liệu thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành để phục vụ cho công tác tham gia xây dựng chính sách; phục vụ công tác truyền thông về ngành... - Tham gia góp ý một số chính sách quan trọng khác như Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam đối với đồ uống có cồn, không cồn thay thế QCVN/2010/BYT...

- Xây dựng hình ảnh ngành đồ uống; Vấn đề về môi trường, phát triển bền vững;

- Các chính sách liên quan tới an toàn thực phẩm, ghi nhãn dinh dưỡng, thủ tục hành chính, hải quan, quảng cáo khuyến mãi, chuyển đổi số...
 

Các hội thảo, tọa đàm do VBA tổ chức luôn thu hút nhiều đại biểu quan tâm, tham dự.
 
- Hưởng ứng Chương trình quốc gia sản phẩm OCOP giai đoạn 2022 - 2025, Hiệp hội đang xây dựng dự án về Chương trình OCOP cho các sản phẩm rượu địa phương tại các vùng miền để nâng cao quản lý nhà nước và hướng tới phát triển, bảo hộ các sản phẩm rượu thủ công địa phương.

- Đẩy mạnh công tác Trách nhiệm xã hội (CSR) của ngành và các hội viên. Đẩy mạnh các hoạt động trách nhiệm xã hội của ngành và doanh nghiệp như: công tác an sinh, xã hội, uống có trách nhiệm, xây dựng văn hóa uống, rượu bia với an toàn giao thông...

- Hiệp hội luôn xác định hội viên là nòng cốt, trung tâm, các hoạt động của Hiệp hội đều phục vụ cho Hội viên; Tiếp tục củng cố xây dựng mối quan hệ với các hội viên, mở rộng mạng lưới các cộng tác viên từ các hội viên, cập nhật thông tin dữ liệu thường xuyên và định kỳ về các hoạt động của Hiệp hội để cung cấp kịp thời cho các hội viên. Mở rộng các hoạt động hợp tác gắn kết với các doanh nghiệp hội viên. Nâng tầm vị thế cho doanh nghiệp. Tiếp tục phát triển hội viên mới và xây dựng mạng lưới hội viên cả nước với tiêu chí chất lượng được đặt lên hàng đầu.

- Mở thêm 01 chuyên mục trên https://www.vba. com.vn để doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp những khó khăn vướng mắc khi thực hiện các chính sách của nhà nước. - Tổ chức các hội nghị vùng miền hàng năm để chia sẻ, trao đổi thông tin cũng như tăng cường sự gắn kết giữa Hiệp hội với các hội viên và các hội viên với nhau.

- Hiệp hội tiếp tục tăng cường hợp tác với các đơn vị đối tác truyền thông trọng tâm, uy tín phục vụ truyền thông các hoạt động của Hiệp hội và ngành.

Xây dựng đề án trang web: vba.com.vn phiên bản Tiếng Anh.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức của tạp chí in; đẩy mạnh truyền thông trên trang web vba.com.vn, trang douongvietnam.vn và các nền tảng mạng xã hội, nâng cao uy tín, thương hiệu Tạp chí. Thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông để cung cấp thông tin kịp thời, chất lượng bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh phục vụ hội viên.

- Tăng cường công tác đào tạo chú trọng hơn vào mảng sản xuất video, tuyển thêm cán bộ, phóng viên, tiếp tục mở rộng hợp tác với các chuyên gia, nhà báo, nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực và có các cộng tác viên tại các doanh nghiệp.

- Tiếp nối các thành công của các cuộc thi viết các năm trước, năm 2023 Tạp chí tiếp tục tổ chức Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”. Trong đó đặc biệt sẽ kết nối với doanh nghiệp tổ chức “Trại sáng tác xanh” cho các đoàn nhà báo, nhà văn tới thăm quan và sáng tác về những chủ đề sản xuất xanh, phát triển bền vững...

- Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Truyền thông, Truyền hình Công Thương để xây dựng kế hoạch Truyền hình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phát trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.

- Tăng cường tổ chức các cuộc Tọa đàm chuyên sâu về các nội dung chính sách, thương hiệu, thị trường, sản xuất xanh; các buổi giao lưu thể thao, gala, …

- Ra mắt và đi vào hoạt động CLB Phóng viên ngành Đồ uống Việt Nam.

- Tập trung và tăng cường công tác tổng hợp, điều tra, phân tích, dự báo và cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh ngành. Thực hiện các báo cáo ngành hàng quí, năm phục vụ cho công tác truyền thông và báo cáo của Hiệp hội với các bộ, ngành.
 

VBA tổ chức họp Ban Thường vụ Hiệp hội năm 2022
 
Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu do Hiệp hội giao và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu từ bộ ngành, doanh nghiệp. Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, lễ hội trong và ngoài nước, tập trung đi sâu vào chất lượng, thực chất để nâng cao thành quả trong xúc tiến thương mại.

Tổ chức các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tăng cường mở rộng cầu nối giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu. Triển khai tổ chức các hoạt động thường niên: Hội chợ Đồ uống Xuân tại Hà Nội và Triển lãm Quốc tế thực phẩm và Đồ uống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các tọa đàm, hội thảo chuyên ngành, mở một số lớp đào tạo, tập huấn cập nhật những thông tin mới bổ ích, thiết thực cho các doanh nghiệp hội viên. Trong khuôn khổ các Triển lãm quốc tế năm 2023 tổ chức tại Việt Nam, Hiệp hội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các Hội nghị chuyên ngành.

Dự kiến năm 2023, Hiệp hội sẽ tổ chức các đoàn cán bộ doanh nghiệp tham dự các triển lãm Quốc tế tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến đến doanh nghiệp hội viên những chính sách liên quan tới ngành. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu về công nghệ, quản lý, pháp luật và đào tạo về chuyển đổi số và thương mại điện tử. Tiếp tục tăng cường xây dựng, mở rộng, quan hệ, hợp tác với các cơ quan nhà nước, các đối tác, tổ chức trong và ngoài nước.

Để ngành Đồ uống Việt Nam nói chung và hoạt động của Hiệp hội nói riêng đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra, Văn phòng Thường trực Hiệp hội mong rằng tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ ngành, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và sự hợp tác của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, các cơ quan báo chí, chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là sự đồng hành của các doanh nghiệp hội viên.  

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.