Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

07/12/2023 - 09:50 AM
3.912 lượt xem
Cỡ chữ

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Khó khăn chưa hết lại xuất hiện nhiều thách thức

Ngành Đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là một ngành kinh tế - kỹ thuật, trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo thống kê, mỗi năm ngành Đồ uống Việt Nam đóng góp gần 60 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng thu ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiến lược xúc tiến thương mại và thị trường quốc tế. Những đóng góp này không chỉ phản ánh sức khỏe kinh tế của ngành mà còn thể hiện vai trò quan trọng của nó trong phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Ngành còn giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Từ năm 2019 trở về trước, ngành Đồ uống luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình trên 14%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị trí nhất định ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2022, đã ảnh hưởng sâu sắc tới hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành như du lịch, vận tải, dịch vụ, trong đó có ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn.

Doanh thu thị trường đồ uống Việt Nam trong năm 2023 dự tính sẽ đạt mức 27.121 tỉ USD.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành dịch vụ ăn uống thuộc nhóm 4 ngành có mức độ ảnh hưởng lớn do dịch bệnh, tổn thương tới việc làm và thu nhập cho người lao động. Chỉ trong 9 tháng năm 2020 có tới 15,4% số lượng lao động bị cắt giảm. Từ năm 2020-2021, kênh tiêu thụ trực tiếp tại nhà hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh diễn biến phức tạp và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Theo số liệu của Euromonitor, năm 2020 doanh thu và sản lượng tại nhà hàng tăng trưởng âm (lần lượt -15% và -19%).

Khi những khó khăn do dịch bệnh chưa hết thì đầu năm 2022 đến nay, ngành Đồ uống lại thêm khó khăn nữa khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine khiến cho đứt gãy nguồn cung, giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bia tăng cao...

Đáng chú ý, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 có những quy định quá khắt khe về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trong bối cảnh các phương tiện giao thông công cộng nước ta còn chưa đáp ứng nhu cầu, phương tiện xe máy cá nhân chiếm đến 70% - 80% phương tiện đi lại. Những quy định này ngay lập tức gây ra cú sốc lớn và tác động trực tiếp tới thị trường, dẫn tới giảm sản lượng tiêu thụ và doanh thu của ngành.

Có thể nói, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia số 44/2019/QH14, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) liên tục điều chỉnh tăng, trong khi ngành Đồ uống có cồn không được hưởng các chính sách ưu đãi như giảm VAT 2%. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2024 các doanh nghiệp trong ngành phải thực hiện trách nhiệm đóng góp phí bảo vệ môi trường không nhỏ để tái chế bao bì; Hay những bất cập trong quản lý nhà nước đối với rượu thủ công... có thể xem là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đồ uống đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch.

Còn nhiều dư địa để phát triển

Theo số liệu của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, mức tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam đang khá thấp, chỉ 23 lít/người/năm so với mức trung bình thế giới là 40 lít/người/năm. Đây cũng là lý do khiến các chuyên gia nhận định việc thị trường nước giải khát vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Bên cạnh đó, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam cũng ghi nhận việc tăng trưởng trung bình 6-7%/năm trong khi tại các thị trường như Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/năm.

Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 - 2027 đạt khoảng 8.22%/năm. So sánh trong phạm vi Đông Nam Á, doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam năm 2023 dự kiến xếp thứ ba, chỉ sau Indonesia và Philippines. Trong số các phân khúc của ngành thực phẩm Việt Nam, phân khúc bánh kẹo và đồ ăn nhẹ chiếm tỉ trọng lớn nhất là 14.6%, với khối lượng thị trường đạt khoảng 14.13 tỉ USD trong năm 2023.

Xét trên phân khúc đồ uống, theo số liệu tháng 3/2023 của Statista, doanh thu thị trường đồ uống Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 27.121 tỉ USD, trong đó, phân khúc đồ uống không cồn đóng góp tỷ trọng cao nhất ở mức 37.7%, cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Cụ thể, phân khúc đồ uống không cồn sẽ đạt mức doanh thu 10.22 tỉ USD trong năm 2023, cao hơn 10.4% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 - 2028 đạt 6.28%/năm.

Trên thực tế, ngành lưu trú, du lịch và ẩm thực luôn gắn liền với nhau. Sau hơn một năm kể từ ngày chính thức mở cửa, thị trường du lịch đã thể hiện rõ sự phục hồi với mức tăng trưởng đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu lữ hành bốn tháng đầu năm 2023 trên toàn quốc ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Nhờ hoạt động trở lại của ngành du lịch, thị trường khách sạn tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã tăng trưởng vượt bậc. Báo cáo của Savills Việt Nam chỉ ra rằng, trong quý I/2023, lượng khách lưu trú tăng 220% theo năm, đạt 1,1 triệu lượt. Trong đó có 339.000 lượt khách lưu trú nội địa, tăng 21% theo năm và 712.000 lượt khách lưu trú quốc tế, tăng 1.400% theo năm. Việc kinh doanh du lịch khởi sắc chính là một trong những điều kiện thúc đẩy ngành đồ uống phát triển trong thời gian trước mắt.

Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và đặc biệt là sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. Đây là một trong những ngành được doanh nghiệp trong nước và quốc tế đánh giá lạc quan là có nhiều triển vọng phát triển về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.

Còn theo bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA): Những thách thức phía trước sẽ nhiều hơn, khắc nghiệt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để hoàn thành sứ mệnh nâng tầm vị thế của mình. Bên cạnh đó, ngành Đồ uống vẫn hy vọng và lạc quan về sự phục hồi và phát triển với sự hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới, để cùng đóng góp cho ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol, rượu không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên và Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

Sáng 24/7, Hội đồng doanh nghiệp châu Âu - ASEAN đã tổ chức Tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”. Tọa đàm với mục tiêu ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế tại Việt Nam đảm bảo tính công bằng, hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đắk Lắk cần có thêm nhiều "đầu tàu"

Thời gian qua, Đắk Lắk đã rất nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cân nhắc việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, trái lại còn mang đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành có liên quan.

Cần tính toán kỹ các yếu tố tác động của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới những bên liên quan

Sáng 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB). Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính, chuyên gia dinh dưỡng, Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có chính sách thuế phù hợp với thực tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình với mặt hàng rượu, bia lên đến 100% vào năm 2030

Doanh nghiệp Đồ uống “khó chồng khó”, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm

Trong mấy năm gần đây, ngành bia đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất nay lại thêm đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với rượu bia, theo lộ trình sẽ lên mức 100% vào năm 2030 gây nên “cú sốc” lớn cho các doanh nghiệp

Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Cần có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp làm ăn chân chính không tiếp tục “tụt dốc”

Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam luôn song hành 2 yếu tố quan trọng làm nên nét văn hóa ẩm thực của người Việt, đó là món ăn và thức uống

Quảng cáo và mua tạp chí