Người Mường vui Tết bằng rượu đoàn kết

26/01/2022 - 10:00 AM
89 lượt xem
Cỡ chữ
Mùa Xuân lên xứ Đoài cùng người Mường vui Tết, tôi có dịp biết đến nhiều chi tiết lạ trong văn hóa ẩm thực. Đặc biệt, bên vò rượu cần, vít cong cành trúc nuốt thứ nước ngọt đậm , cay he he, nghe người Mường kể sự tích rượu cần cùng  “khúc biến tấu” của rừng xanh thành vò rượu đoàn kết, mới thấy Tết thật vui.

*Từ Nước thân, nước thương:

Một lần đi chơi Tết xứ Mường, khi đã vít cong cần trúc, lâng lâng bên vò rượu cần, tôi được ông Bùi Văn Tuân, người Mường ở thôn Đồng Vàng, xã Phú Mãn (Quốc Oai – Hà Nội) chia sẻ: Người Mường gọi rượu cần là “nước thân, nước thương” đấy!” Nghe lạ, tôi hỏi thì ông Tuân  kể:
 
alt
Văn hóa uống rượu cần (Ảnh mang tính minh họa)
Tương truyền: “Ngày xưa, có ông cụ muốn thử trí thông minh của 2 nàng dâu, cụ bảo: Bố đi ăn uống đã nhiều, nhưng chưa được ăn con vật gì thịt nằm trong xương, uống loại nước gì chảy ngược cho ngọt ngào ý vị. Các con tìm cho bố đồ ăn thức uống đó, để bố mãn nguyện. Cả 2 nàng dâu nghĩ mãi mà không ra. Nàng dâu thứ hai ra bờ suối thẩn thơ suy nghĩ, rửa tay bên cái vòi ai đã cắm chuyền máng tre cho nước chảy ngược, lại thấy con ốc bò bên bờ suối, chị “À” lên mừng rỡ vì phát hiện ra bí mật: Con ốc ruột mềm vỏ cứng đích thị là thịt trong xương, nếu muốn ăn “keng” (canh) ốc nóng thì phải dùng vòi hút nước lên miệng. Chị bèn bắt ốc về nấu canh để nước luộc ốc vào vò làm cái cần bằng nhánh tre, trúc thông ruột cắm vào vò. Chị nghĩ cứ để nước luộc ốc vậy thì thật nhạt nhẽo vô vị, chị liền bỏ vào vò một nắm lá thuốc trong rừng đem dâng lên thì bố chồng đi vắng, liền giấu kín đợi cụ về. Chị dâu cả thấy em dâu giấu diếm thì bực mình lén bỏ vào một nắm trấu và gạo tấm vụn. Chẳng ngờ vò nước ốc được quện với trấu và gạo tấm lại lên men thành rượu ngọt. Ông bố chồng về cầm cần hút cảm nhận được thứ “nước thân, nước thương” chảy ngược ăn cùng canh “thịt trong xương”. Ông cụ “Khà” lên khoái chí, khen nức nở, bèn giao cả cơ nghiệp cho cô dâu thứ hai và lịch sử xa xôi vò rượu cần thân thương có từ đó…
 
alt
Nét đẹp văn hóa người Mường
 
Từ câu chuyện của ông Tuân, qua tìm hiểu tôi được biết, từ bao đời nay, người Mường đã coi rượu Cần là thứ đồ uống truyền thống với những kinh nghiệm bí truyền thành đặc sản khu biệt của những vùng Mường cổ. “Công nghệ” làm một bình  rượu cần không còn “nguyên bản” như “duyên kì ngộ” của các nhân vật cổ tích do ông Tuân kể, mà trải bao thế hệ đã trở thành “khúc biến tấu của rừng xanh”.Từ cách làm đến cách uống rượu cần cũng thật độc đáo. Bà Quách Phương Liên, vợ ông Tuân cho biết, gia đình có truyền thống làm rượu “Te” (rượu nếp cái, nếp cẩm) cách làm rượu Cần gần giống làm rượu “Te”, nhưng cầu kì hơn. Mỗi công đoạn làm rượu Cần đều có công thức riêng: Để có một bình rượu Cần lấy một nắm lá quế trộn với gạo giã kĩ dùng nước ngào thành chất sền sệt gói vào lá sen (hoặc lá chuối), phơi nắng (hong lửa) cho khô thành bánh men, dùng men trộn với gạo nếp, cám rồi đồ lên không đậy vung. Khi chín thì bới ra phơi khô rồi cho vào vò phủ lá chuối, dùng tro ngào nước bịt kín. Sau từ ba đến 5 ngày là rượu “chín”. Thế là có một bình rượu cần thơm ngon bổ dưỡng. Một bình rượu cần được mở ra, cắm xuống đáy từ 6 đến nhiều cần để uống. Cần rượu được làm bằng những nhánh tre, trúc nhỉnh hơn đầu đũa, dài khoảng 1m được hơ lửa duỗi thẳng thông ruột dùng để hút rượu. Mỗi bình rượu cần có một chậu nước suối, dùng 2 cái gáo múc bằng tre hoặc sừng trâu. Một cái gáo được đục thủng đáy đặt vào giữa bình dùng gáo còn lại đổ đầy để “đo đếm” lượng nước rượu cần được mọi người dùng rút dần xuống từ gáo thủng đáy.

 Bà Quách Phương Liên cho biết, một chi tiết thú vị: Rượu cần dùng để uống  tập thể, thường vào dịp lễ, Tết, vui đông người. Mỗi bình rượu cần được gọi là “pạng hạo” đoàn kết. Khi cần tre, trúc được dựng trong bình rượu cần thì gia chủ bắt đầu thúc giục, mời ông bà, vợ chồng, con cháu, bạn bè, người thân quây quần bên “pạng hạo đoàn kết”, vừa hút vừa nhìn gáo rượu cạn dần, ánh mắt nhìn nhau chan chứa niềm vui như Tết của người Mường.

Hoàng Xuân Hiến

Các bài viết khác

SABECO đạt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đồng Cổ đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2024, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2023, ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4,255 tỷ đồng. Dựa trên bối cảnh cùng những dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, SABECO tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong năm 2024, đồng thời thúc đẩy các hoạt động thương mại, sản xuất hiệu quả song hành cùng các hành động hướng đến phát triển bền vững. 

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.