Người tiêu dùng nói gì về đề xuất tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia?

30/08/2024 - 03:43 PM
56 lượt xem
Cỡ chữ

Nhiều ý kiến lo ngại rằng khi tăng thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) quá cao đối với rượu, bia không những không đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng những sản phẩm có hại tới sức khỏe người dân mà còn có nguy cơ gia tăng sử dụng các sản phẩm rượu, bia không chính thống, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu…

Theo đó, trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) mới nhất, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia. Dự kiến sẽ tăng liên tục bắt đầu từ năm 2026 đến năm 2030, từ mức 65% lên đến 100%. Theo Cơ quan soạn thảo, việc tăng thuế sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Từ đó, hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia đến sức khỏe nhân dân.

Các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành sản xuất rượu, bia đều đồng tình với chủ trương của Nhà nước trong việc điều chỉnh thuế TTĐB, tuy nhiên thời gian tăng và mức tăng thuế TTĐB cần xem xét sao cho phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu tăng thuế, tăng giá bán có giảm được nhu cầu tiêu dùng rượu, bia hay không vì đó là nhu cầu gắn liền với văn hóa lâu đời. Đáng lo hơn là khi tăng giá bán, người tiêu dùng lại chuyển sang uống các loại rượu, bia giá rẻ, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn nguy hại tới sức khỏe hơn. Khi đó, mục tiêu hạn chế tiêu dùng rượu bia, bảo đảm sức khỏe cộng đồng liệu có đạt được kết quả như mong muốn?

Cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm đồ uống chất lượng

Để có cái nhìn khách quan và thực tế nhất, chúng tôi đã thực hiện khảo sát và ghi lại ý kiến của người tiêu dùng xung quanh vấn đề tăng thuế TTĐB dẫn tới tăng giá bán đối với bia, rượu. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết bia có thể sẽ tăng giá lên gấp đôi nhưng cũng có người tỏ ra không phiền lòng bởi chi phí uống bia thường rất nhỏ so với chi phí đồ nhậu.

Anh Nguyễn Văn Tùng, một người tiêu dùng ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội tỏ ra khá thông cảm với việc bia tăng giá, anh cho biết: “Có thể do giá xăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng, các loại thuế, phí… khiến nhiều mặt hàng tăng theo, phần khác do giá nhập từ đại lý tăng nên giá bán lẻ cũng phải cao hơn trước. Một tuần tôi thường gặp gỡ anh em bạn bè khoảng 2 lần để uống bia, giá bia tăng cũng kéo theo chi phí mỗi bữa nhậu tăng thêm, tuy nhiên phát sinh này không quá ảnh hưởng đối với chi phí cho một bữa nhậu khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng”.

Trong khi đó, anh Lê Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, giá bia, rượu có thể tăng lên thậm chí tăng gấp đôi so với hiện tại nhưng khi có nhu cầu sử dụng thì tất nhiên vẫn phải dùng. Chẳng hạn, 1 cốc bia hơi hiện nay có giá 15.000 đồng nếu tăng giá lên 30.000 đồng thì vẫn sẵn sàng chấp nhận. Với một người làm công việc kinh doanh như anh, khi cần tiếp khách, đối tác thì không quan tâm đến vấn đề giá cả.

Tăng thuế TTĐB sẽ làm giá bia tăng lên

Đối với một số lao động phổ thông, giá bia tăng cũng khiến họ cảm thấy lo lắng. Anh Lê Văn Huyên (Thạch Thất, Hà Nội) làm công nhân môi trường cho biết, đặc thù công việc phải làm dưới thời tiết nắng nóng nên sau khi tan ca anh thường cùng anh em ra quán uống cốc bia giải khát. Nếu giá bia tăng nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc uống bia, bởi lẽ kinh tế ngày càng khó khăn, chỉ cần tăng giá lên 1.000 - 2.000 đồng/lon bia đã phải cân nhắc. Bây giờ mà tăng giá lên gấp đôi có thể sẽ không sử dụng hoặc xem xét chuyển sang đồ uống khác rẻ tiền hơn. “Đại lý nào bán đắt hơn 1.000 đồng/ lon tôi đã không mua lại lần sau. Còn khi mua hàng tại siêu thị phải cân nhắc chọn mua của hãng nào đang được giảm giá. Từ khi dịch Covid -19 đến giờ việc làm khó khăn, đồng lương hạn chế mà cái gì cũng tăng thì rất đáng lo”, anh Huyên chia sẻ.

Giá bia, rượu tăng kéo theo xu hướng sử dụng của người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm đồ uống giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Anh Nguyễn Văn Vĩnh (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết: Người dân quê tôi rất ít khi sử dụng rượu công ty sản xuất. Họ chủ yếu uống rượu thủ công được sản xuất tại địa phương vì giá thành rẻ, hợp “gu” vì độ cao...

Không chỉ khu vực nông thôn mà trong những con ngõ ở Hà Nội không khó để tìm được một địa chỉ có bán rượu quê. Anh Trần Đình Tiến (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết: Hiện giờ mỗi khi đi nhậu với anh em chúng tôi đều tự mang rượu mua của người nhà dưới quê đi uống, uống quen hương vị rượu đó, uống êm, thấy yên tâm hơn. Còn rượu ở quán ăn không biết nguồn gốc nên lo lắng, không dám sử dụng.

Qua đó thấy rằng, rượu thủ công, rượu dân tự nấu vẫn được nhiều người dùng vì giá rẻ không phải nộp thuế như các công ty chính thức. Điều đó cho thấy, sản lượng rượu trôi nổi trên thị trường, không được quản lý, không kiểm soát được chất lượng vẫn còn rất lớn, người tiêu dùng thì không biết rượu đó có an toàn hay không, nhà nước thì không thu được thuế...

Theo số liệu, tổng số lượng rượu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam là 300 triệu lít, trong khi đó rượu của nhà máy nổi tiếng chỉ tiêu thụ được 14 triệu lít, điều đó cho thấy, rượu phi chính thức chiếm số lượng rất lớn.

Như vậy, nếu người tiêu dùng vẫn còn tâm lý đặt giá thành sản phẩm là ưu tiên lựa chọn hàng đầu mà ít quan tâm đến chất lượng thì những sản phẩm đồ uống giá rẻ vẫn còn “đất sống”, gây khó khăn cho công tác kiểm tra chất lượng, tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe người dân. Hơn nữa, sản phẩm bia lậu, bia nhái, rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc đều không thu được thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước, gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động chân chính, nộp thuế đầy đủ.

Vậy, việc tăng thuế TTĐB với bia, rượu có phải là công cụ để giảm tiêu dùng. Phải chăng việc cần làm ngay là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về mối nguy hại đến sức khỏe của những sản phẩm trôi nổi, không chính thống và cách nhận biết sản phẩm đồ uống đảm bảo chất lượng.

An Nhiên

Các bài viết khác

Xem thêm

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Nước giải khát kém chất lượng: Nỗi lo của người tiêu dùng

Thị trường nước giải khát hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, tình trạng nước giải khát nhái thương hiệu, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, sức khỏe người sử dụng.

Đoàn công tác từ thiện VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam trao quà cho người dân ngập lụt ở Văn Giang, Hưng Yên

Sáng 14-9, chuyến công tác từ thiện đợt 2 của Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam phát động đã được thực hiện tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương trình có sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam.

Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở Sóc Sơn, Hà Nội

Sáng 13/9, Lãnh đạo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và Công đoàn VBA đã tới thăm và trao quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

VBA kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng 11/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và ngành Đồ uống Việt Nam phát động và thực hiện Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ"

Tăng thuế TTĐB với đồ uống cần hướng tới khoan sức doanh nghiệp

Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế, do đó các chuyên gia cho rằng mức tăng và lộ trình tăng thuế cần phù hợp, hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.

Nhiều thương hiệu lớn tham gia PRO Việt Nam cam kết xây dựng Việt Nam xanh

Mới đây, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức buổi lễ ký kết và thông báo các thành viên mới trong năm 2024. Có 8 doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành nghề (trong đó có các doanh nghiệp ngành Đồ uống) đã gia nhập vào PRO Việt Nam, nâng tổng số thành viên của PRO Việt Nam lên 30

Vị trí, vai trò của ngành Đồ uống Việt Nam và những khó khăn, thách thức

Ngành Đồ uống Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bên cạnh đó ngành cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố trong nước và quốc tế.

Quảng cáo và mua tạp chí