Nước giải khát kém chất lượng: Nỗi lo của người tiêu dùng

16/09/2024 - 10:16 AM
48 lượt xem
Cỡ chữ

Thị trường nước giải khát hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, tình trạng nước giải khát nhái thương hiệu, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, sức khỏe người sử dụng.

Cảnh báo nước ngọt giá rẻ thâm nhập thị trường

Hiện nay, mặt hàng nào cũng có thể được làm giả, làm nhái vô cùng tinh vi rất khó để phân biệt. Trong đó, nước giải khát cũng là mặt hàng bị làm giả, làm nhái, kém chất lượng rất nhiều, được bán tràn lan trên thị trường với giá rẻ.

Những năm vừa qua, đã có rất nhiều vụ làm giả, làm nhái nước giải khát bị phát hiện, xử lý, tiềm ẩn mối nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tháng 6/2023, Công an huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ một vụ "phù phép" chỉnh sửa thời hạn sử dụng của nhiều loại thực phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quy mô lớn tại địa chỉ D12/19 tổ 6, ấp 4A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Theo đó, đơn vị này đã làm giả hàng về giá trị sử dụng của sản phẩm sữa TH, nước giải khát C.C.C.L, nước mắm của các thương hiệu nổi tiếng. các sản phẩm trên đã hết thời hạn sử dụng nhưng được các đối tượng cạo sửa, chỉnh sửa lại thành thời hạn sử dụng mới với chiêu thức rất tinh vi, khó nhận biết để tiếp tục tung ra thị trường bán cho người tiêu dùng. Lực lượng chức năng đã thu giữ các sản phẩm là thực phẩm mà các đối tượng thực hiện hành vi tẩy xóa, in mới hạn sử dụng như sữa T.H, nước ngọt C.C.C.L, nước mắm L.T, gồm:​ 315 thùng (48 hộp/thùng, 110ml/hộp) sữa hương dâu​; 45 thùng (12 chai/thùng, 600ml/chai) nước mắm; ​2600 chai nước giải khát thể tích 390ml/chai và 300 chai nước ngọt thể tích 600ml/chai.

 

Tại TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất nước ngọt giả hoạt động được 10 năm và các sản phẩm đều được chứng nhận đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở này sử dụng dây chuyền sản xuất hoàn toàn thô sơ, không đảm bảo vệ sinh, các nguyên liệu sử dụng để làm nước giải khát là hóa chất, nước giếng khoan và bột tạo màu.

Hay tại huyện Bắc Quang, Hà Giang cũng đã phát hiện cơ sở sản xuất nước giải khát kém chất lượng. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang hoạt động sản xuất với số lượng lớn nước đóng chai có nhãn hiệu “Hai bò húc”, dung tích 1,25 lít/chai. Tất cả các sản phẩm được pha từ các chế phẩm, đường, chất tạo màu, phụ gia khác và đều không có giấy tờ, hóa đơn nguồn gốc xuất xứ.

Được biết, cơ sở này sử dụng nước máy của địa phương được xử lý qua hệ thống lọc nước sau đó pha trộn với tạo màu, phụ gia, thực phẩm để tạo ra nước giải khát có ga hương hoa quả. Sau khi pha trộn, đóng chai, dán nhãn mác rồi bán ra thị trường.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp đã bị phát hiện và xử lý cho thấy trên thị trường có rất nhiều các phương thức, thủ đoạn tinh vi, liên tục có thêm các chiêu trò mới. Người sản xuất vì lợi nhuận lớn đã bất chấp sức khỏe người dân để sản xuất ra những chai nước giải khát kém chất lượng, ngày ngày len lỏi vào các quán nước vỉa hè, quán ăn bình dân, hòa trộn với các sản phẩm chất lượng, chính thống.

Khó phân biệt hàng thật, hàng giả

          Nhiều người dùng phản ánh, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước giải khát từ trong nước đến nhập khẩu và có không ít sản phẩm làm giả, nhái các thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thị trường. Sự đa dạng, phong phú các mặt hang làm cho người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả hàng kém chất lượng.

Anh Hoàng Anh, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Trong một lần đón người nhà tại bến xe, mình có vào một quán nước gần đó và gọi một lon “bò húc”. Như thường lệ, mình mở lon nước uống luôn và không để ý nhãn chai cho đến khi phát hiện vị rất khác với nước “bò húc” mà mình thường uống. Nó rất ngọt và nồng mùi hóa chất. Khi đó mình mới nhìn lại vỏ lon. Thoạt nhìn thì từ màu sắc đến thiết kế thực sự giống nhau. Phải một lúc lâu sau đó, mình mới phát hiện tên của lon nước vừa uống có một ký tự khác lon “bò húc” chính hãng.

Giống như anh Hoàng Anh, chị Nguyễn Giang (Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ “sự cố” bất cẩn khi mua nhầm sản phẩm nhái. Chị Giang cho biết, trong lần về quê ăn giỗ, chị có đi mua nước bí đao về để bày lên mâm cỗ. Vẫn nghĩ rằng chỉ có 1 loại nước bí đao nên đã ra cửa hàng tạp hóa nói chủ quán bán cho 1 thùng bí đao. Sau khi uống mọi người đều nói nước không ngon, vị là lạ thì chị đã quay lại cửa hàng để hỏi lại. Người bán hàng cho biết: Trên thị trường có nhiều loại trà bí đao với lại ở quê mọi người chuộng hàng rẻ nên chỉ nhập loại 2,3 về bán thôi. Khi này chị Giang mới tá hỏa khi nước giải khát cũng có loại 1,2,3.

Còn với anh Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) lại gặp câu chuyện hy hữu hơn khi mua nước giải khát tại quán quen gần nhà. Anh Tuấn cho biết, hôm đó buổi trưa thời tiết  rất nóng tôi vào quán tạp hóa gần nhà để mua chai nước lạnh giải khát. Như thường lệ, tôi mở tủ lạnh lấy vài chai nước đào, nước trà xanh. Về tới nhà, do đang khát, tôi vội vàng mở chai nước uống luôn mà không chú ý nắp chai đã được mở hay không. Điều làm tôi bất ngờ nhất là nước trong chai không phải nước đào mà nó rất nhạt, không khác gì nước lọc. Quá bức xúc, tôi đem chai nước đến gặp chủ quán và chỉ nhận lại câu trả lời thờ ơ của chủ quán “chắc cháu nó đúc nước để nhầm vào, để chị đền chú chai khác”.

Qua một vài câu chuyện cụ thể, chưa thể khẳng định hay kỳ thị chất lượng của tất cả các loại nước giải khát nhưng đã gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Bởi, bằng mắt thường rất khó để phân biệt nước ngọt thật và giả bởi mẫu mã bên ngoài gần như giống nhau do công nghệ in tem giả đã đạt đến trình độ cao. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất có thể sẽ thu mua chai nhựa nước ngọt để rót nước kém chất lượng vào, đóng chai lại. Mẫu mã của chúng y hệt nước ngọt thật, chỉ có thể phát hiện bằng mùi vị. Các loại nước giải khát thường ướp lạnh hoặc uống với đá, đã át đi hương vị, mùi vị của nước nên không phải ai cũng có thể nhận biết thật, giả. Hơn nữa với tâm lý ham đồ rẻ, nước giải khát kém chất lượng vẫn có cơ hội len lỏi đế đến tay người dùng. Để tránh “tiền mất tật mang” người tiêu dùng cần cẩn trọng lựa chọn địa chỉ uy tín mua hàng.

An Nhiên

Chú thích ảnh:

Ảnh 1,2: Người tiêu dùng cần lựa chọn mua hàng ở các địa chỉ uy tín

Ảnh 3: Cần đọc kỹ thông tin trên nhãn chai để tránh mua phải hàng kém chất lượng

 

 

Các bài viết khác

Xem thêm

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Đoàn công tác từ thiện VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam trao quà cho người dân ngập lụt ở Văn Giang, Hưng Yên

Sáng 14-9, chuyến công tác từ thiện đợt 2 của Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam phát động đã được thực hiện tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương trình có sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam.

Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở Sóc Sơn, Hà Nội

Sáng 13/9, Lãnh đạo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và Công đoàn VBA đã tới thăm và trao quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

VBA kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng 11/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam và ngành Đồ uống Việt Nam phát động và thực hiện Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ"

Tăng thuế TTĐB với đồ uống cần hướng tới khoan sức doanh nghiệp

Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế, do đó các chuyên gia cho rằng mức tăng và lộ trình tăng thuế cần phù hợp, hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.

Nhiều thương hiệu lớn tham gia PRO Việt Nam cam kết xây dựng Việt Nam xanh

Mới đây, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức buổi lễ ký kết và thông báo các thành viên mới trong năm 2024. Có 8 doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành nghề (trong đó có các doanh nghiệp ngành Đồ uống) đã gia nhập vào PRO Việt Nam, nâng tổng số thành viên của PRO Việt Nam lên 30

Vị trí, vai trò của ngành Đồ uống Việt Nam và những khó khăn, thách thức

Ngành Đồ uống Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bên cạnh đó ngành cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố trong nước và quốc tế.

Người tiêu dùng nói gì về đề xuất tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia?

Nhiều ý kiến lo ngại rằng khi tăng thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) quá cao đối với rượu, bia không những không đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng những sản phẩm có hại tới sức khỏe người dân mà còn có nguy cơ gia tăng sử dụng các sản phẩm rượu, bia không chính thống, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu…

Quảng cáo và mua tạp chí