Rượu này có nước mắt pha – Chuyện uống nhìn ra chuyện đời

29/08/2023 - 10:14 AM
321 lượt xem
Cỡ chữ

Mời bạn đọc Tạp chí Đồ uống Việt Nam đọc và thưởng thức bài thơ “Vô đề” này của PGS TSKH Bùi Mạnh Nhị. Ông là nhà nghiên cứu Văn học Dân gian (với rất nhiều đầu sách đã công bố), nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Ông vừa mất ngày 5-4-2023 vì mắc bệnh hiểm nghèo.

Vô đề

Rót cho đầy li cạn

Uống cho cạn li đầy.

Ta uống đừng bảo ta tỉnh

Ta uống chớ nói ta say.

Li này thật thà như trẻ

Li này cao sâu như già.

Rót đất trời vào li nhỏ

Thiên địa rung rinh lòng ta.

Rót cho đầy vĩnh cửu

Uống cho cạn thoáng qua.

Sao em nhìn ta bật khóc

Rượu này có nước mắt pha.

Rất nhiều người đã bình về cái hay, cái thâm thuý đầy tính triết lí của bài thơ. Tôi sẽ không bình nữa (bởi tôi không phải nhà phê bình văn học) mà chỉ bàn đôi lời về một vấn đề liên quan tới ngôn ngữ.

Cũng phải nói thêm. Tôi đã vô cùng ngưỡng mộ và nhập tâm ngay bài thơ khi đọc cuốn “Sộp thành Nhà giáo” (NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, Tác giả là GS TSKH Toán học Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong cuốn sách đặc biệt này (mọi người đọc rồi sẽ biết), GS Trần Văn Nhung đã trân trọng dẫn bài thơ trên. Với tôi, bài thơ hay xuất thần, xứng đáng được coi là “tuyệt tác” của Bùi Mạnh Nhị.

Vừa rồi, trong các giờ thực hành ngữ pháp, tôi đã “che” toàn bộ phần trên của bài thơ (10 câu, 5 khổ đầu) và chỉ dẫn khổ cuối “Sao em nhìn ta bật khóc/ Rượu này có nước mắt pha” để cho 3 nhóm học viên tôi dạy thực hành phân tích (2 nhóm sinh viên, 1 nhóm học viên Cao học). Hầu hết các em chưa đọc bài thơ nên nhận được văn bản đã lúng túng. Và rất nhiều em cho 2 câu này là “rất khó phân tích”, vì: 1) “Nội dung chẳng ăn nhập gì, đang nói chuyện em khóc lại chạy sang chuyện rượu” (Giá thử viết “Sao em nhìn ta bật khóc/ Phải chi có nỗi đắng cay.” hoặc “Sao em nhìn ta bật khóc/ Làm cho xa xót lòng ta.”, hoặc “Sao em nhìn ta bật khóc/ Nước mắt rơi đắng lòng ta” thì mới hợp, mới logic); 2) “Từ “pha” trong câu cuối khó phân tích quá (vì không tìm ra vai trò cú pháp trong câu). Đúng ra phải là “Rượu này có pha nước mắt”. Tác giả “bí vần” phải đưa động từ vị ngữ xuống dưới, làm đảo lộn cấu trúc ngữ pháp thông thường của tiếng Việt”.

Trước đó, với câu “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác.” (R. Gamzatov) thì đa số các em phân tích ngon lành. Phải chăng cách viết của Bùi Mạnh Nhị ở đây “có vấn đề”?

Đúng là, nếu tách hai câu thơ cuối ra khỏi ngữ cảnh thì thật khó phân tích. Phải đặt chúng vào tổng thể bài thơ mới thấy bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, với sự liên kết và mạch lạc của toàn bài. 12 câu thơ chia thành 6 cặp đối chữ, đối vần, đối ý rất chỉnh. Bản thân vần “a” “oa” móc xích từ âm tiết cuối của một số câu thơ ((như) già/ (lòng) ta/ (thoáng) qua/ (nước mắt) pha) đã tạo nên sự kết nối vần nhịp và liên thông ngữ nghĩa về mặt văn bản. Tuy là “Vô đề” nhưng nếu ngẫm kĩ, bài thơ mang trong mình rất nhiều “đề”.

Trở lại với từ “pha”. Đây là một động từ, có nghĩa “trộn lẫn vào nhau để tạo thành một hỗn hợp nào đó”. Mấy ai đem nước mắt pha vào rượu? Người ta chỉ có thể pha rượu với đường, mật ong, hay chất bổ dưỡng nào đó. “Rượu pha nước mắt” là một cách nói hình ảnh, chỉ có trong thơ văn mà thôi.

“Rượu này có nước mắt pha” nếu đứng một mình quả là nghe không thuận (nếu không nói là trái với trật tự cú pháp thông thường). Cũng như các câu “Nước này có đường kính pha”, “Mật kia có rượu mạnh pha”, “Thịt chó có thịt ngựa pha”… đặt đơn lẻ sẽ khó chấp nhận. Nhưng đặt nó vào trong thứ tự câu chữ đã có của bài thơ thì chính 5 cặp 10 câu thơ trên đã giúp cho cặp cuối cùng “ăn nhập” vào văn bản và làm cho nội dung hiển ngôn, dễ hiểu và trở thành một thông điệp hết sức hàm súc. Từ “pha” đứng “lệch pha” trong “đội hình” nhưng lại tạo nên sự bất ngờ làm nên điều thú vị ngữ nghĩa. Đúng là qua “chuyện uống” ta sẽ nhìn ra rất nhiều “chuyện đời”.

Rượu này có nước mắt pha

“Vĩnh cửu” trong “một thoáng qua” đất trời.

PGS.TS Phạm Văn Tình

Các bài viết khác

Xem thêm

Bánh tôm Hồ Tây, Bia Trúc Bạch - Tạo nên nét văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch

Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.

Đâu là nguyên nhân của bệnh thừa cân béo phì, câu trả lời từ thực tế...

Qua khảo sát thực tế và hỏi ý kiến phụ huynh cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ nhỏ là do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn thừa dinh dưỡng, ăn đồ chiên rán nhiều, lười vận động, chứ không phải do nước giải khát có đường

Đảng bộ VBA, Hội Cựu chiến binh Hiệp hội với hành trình “Về Nguồn” ở Điện Biên, Sơn La

 Hòa trong không khí của cả nước hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), triển khai thực hiện Công văn số 04/CV-TG-CCB ngày 11/1/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc “Tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1494 - 07/5/2024) nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), từ ngày 22/4 đến ngày 26/4/2024

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Tại sao trầm cảm lại phổ biến trong cuộc sống hàng ngày?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn cầu

Ngọt ngào mật hoa dừa

Có một thứ đồ uống của Việt Nam mình rất ngon và bổ dưỡng mà tôi tin chắc nhiều người còn chưa biết. Bạn đã nghe đến mật hoa dừa bao giờ chưa? Đã thử uống chưa?

Du lịch khám phá ẩm thực, đồ uống: Xu hướng được du khách ưa chuộng

Theo khảo sát của một ứng dụng đặt khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam ủy thác nghiên cứu với 27.730 khách du lịch ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 1.000 du khách Việt Nam cho thấy, Du lịch khám phá ẩm thực sẽ là một trong những xu hướng được du khách ưa chuộng cho các chuyến du lịch vào năm sau.

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Tỏa sáng âm hưởng miền di sản

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” diễn ra từ ngày 29/9-1/10 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc góp phần tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội, mang đến cho du khách và người dân địa phương những trải nghiệm đáng nhớ.

Quảng cáo và mua tạp chí