Thủ tướng Úc với văn hóa ẩm thực bình dân và Bia Hà Nội

05/06/2023 - 03:30 PM
167 lượt xem
Cỡ chữ
Một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội khi Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã đến một quán bia hơi trên phố Đường Thành (quận Hoàn Kiếm) để bất ngờ thưởng thức bánh mì từ một cửa hàng bình dân trên phố và kết hợp nó với bia Hà Nội vào trưa ngày 3 tháng 6 năm 2023.
 
Những hình ảnh này được truyền thông đưa tin đã đem đến một niềm vui bất ngờ và vô cùng thú vị cho người dân Việt và người ta cũng liên tưởng tới hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama dùng bún chả với bia Hà Nội tại một quán ăn bình dân năm 2016.
 
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc thì vô cùng khéo léo khi “tranh thủ” quảng bá cho sản phẩm nông nghiệp của Úc “Hương vị của bánh mì và bia càng trở nên tuyệt vời hơn khi tôi biết rằng nguyên liệu để làm ra chúng được nhập khẩu từ Australia. 99% bia tại Việt Nam được ủ từ lúa mạch Australia, và rất nhiều bánh mì được làm bằng lúa mì nhập khẩu từ Australia", Thủ tướng Albanese chia sẻ trên trang Twitter cá nhân.
 
Cũng như nhiều nước trên thế giới, văn hóa uống bia ở Việt Nam mang đậm tính cộng đồng. Người ta hay uống trong các buổi tụ tập bạn bè, người thân v.v và kèm theo một “đặc sản” là “Một, hai, ba, zô”. Bầu không khí thêm phấn khởi náo nhiệt hơn khi tất cả cùng đồng thanh hô to.
 
Văn hóa ẩm thực người Việt, đặc biệt là khi sử dụng bia với các món ăn đậm chất vùng miền trên đất nước Việt Nam thì ai ai cũng thấy rõ và cứ tự nhiên thấm dần vào tâm hồn và văn hóa Việt Nam. Văn hóa bia của người Việt rất đỗi bình dân khi được thưởng thức từ các nhà hàng san sát trên các con phố, con ngõ nhỏ trong không gian ồn ào, náo nhiệt cùng với tiếng xe cộ tấp nập. Tất cả tạo nên một nét văn hóa riêng biệt của người Việt mà không lẫn được với nước nào khác trên thế giới.
 
Ngành đồ uống, đặc biệt là bia, là một ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, hàng năm đóng góp vào Ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong chuỗi cung ứng từ bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bán buôn, bán lẻ cũng như các nhà cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất đầu vào cho sản xuất, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phục vụ cho xuất khẩu, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện kinh tế hội nhập. Hơn thế nữa, các nhãn hiệu bia Việt, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm vẫn giữ nguyên được các hương vị truyền thống và được mọi người dân ưa chuộng, khiến cho các sản phẩm bia lậu đã có một thời tràn lan từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau không còn chỗ đứng.
 
Khi nhắc tới văn hóa uống của người Việt, đâu đó vẫn còn những định kiến, truyền thông quá mức về những ấn tượng tiêu cực hình thành từ thói quen uống quá đà và nhiều hệ quả kéo theo. Các chính sách quản lý rượu bia cũng từ đó mà ngày càng thắt chặt với mục đích hạn chế tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe của người dân. Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đồ uống có cồn trong đó có bia, và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ v.v (các nước trên thế giới có nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đều cho phép có một ngưỡng hàm lượng cồn trong máu chứ không cấm tuyệt đối như NĐ 100) khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đồ uống bị ảnh hưởng nặng nề. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt luôn được xem xét để sửa đổi tăng thuế cao hơn nữa, … đã và đang làm tăng gánh nặng tài chính khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn (các nước trên thế giới trung bình thường phải 10 năm mới điều chỉnh tăng thuế một lần). Các đánh giá về hiệu quả của các chính sách thắt chặt này đã thực sự hiệu quả từ những lần cải cách trước đó vẫn là một thách thức đổi với các nhà hoạch định chính sách trước khi đề xuất chính sách mới. Câu hỏi đặt ra là liệu các chính sách quản lý của chúng ta đã đủ và chặt chẽ rồi và vấn đề chỉ ở chỗ chúng ta đã thực thi đã tốt chưa.
 
Các nguyên thủ quốc gia tới Việt Nam, gây ấn tượng với Việt Nam chúng ta ở sự hòa nhập văn hóa của họ kể cả văn hóa ẩm thực, rượu bia hết sức bình dân và họ không ngần ngại chia sẻ tình cảm với cả những nhãn hiệu bia (chẳng hạn bia Hà Nội) như là một nét văn hóa, vậy tai sao chúng ta chỉ tập trung khai thác các mặt tiêu cực để dẫn dắt làm cơ sở cho những chính sách chưa đảm bảo được sự công bằng, hài hòa giữa các lợi ích.
 
Các thế hệ ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ đã càng ngày càng được tuyên truyền về các chính sách pháp luật, họ dần thay đổi và thưởng thức bia thông minh và ý thức được điểm dừng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe của bản thân họ, mà còn giữ được cảm giác tận hưởng do những ly bia mang lại. Đây cũng là nét văn hóa, tinh tế mà luôn ghi nhớ.
 
Gìn giữ nét văn hóa Việt trong đó có ẩm thực và các thức kết hợp với các sản phẩm bia với các hương vị truyền thống đặc trưng cũng quan trọng không kém việc tuyên truyền, thực thi nghiêm túc các quy định về quản lý rượu, bia. Ngành sản xuất kinh doanh đồ uống, trong đó có rượu bia là một phần quan trọng trong bức tranh văn hóa đó và khi đã đáp ứng và tuân thủ các quy định pháp luật thì cần được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp khác để có thể phát triển lành mạnh, bền vững, tránh các quy định quá mức, không có cơ sở và không thực sự và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.
 
Ngắm lại những hình ảnh về các nguyên thủ quốc gia tham gia vào không khí văn hóa ẩm thực bình dân, với chai bia, cốc bia hơi Hà Nội trên tay, chúng ta ai cũng cảm thấy vô cùng tuyệt vời!
 
 

Các bài viết khác

Xem thêm

Ra mắt cuốn sách “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang” của tác giả Tô Việt

Mới đây, Chuyên gia Thử nếm Rượu vang (Sommelier) Tô Việt đã cho ra mắt Cuốn sách chuyên về lĩnh vực rượu vang mang tên “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang”. Đây được coi là cẩm nang về rượu vang quốc tế được nhiều bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặt mua.

Rượu, bia không rõ nguồn gốc: Những ẩn họa khôn lường

Những chai bia tuy dán nhãn một thương hiệu nổi tiếng nhưng thực tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, những chai rượu sóng sánh màu cánh gián được gắn mác rượu quê vẫn đang âm thầm len lỏi vào những cuộc nhậu trên khắp mọi miền quê... không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, mà còn kéo theo bao hệ lụy khôn lường khác

Thư mời đơn vị đồng hành cùng Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”

Từ tháng 5/2023 đến hết tháng 3/2024, Tạp chí Đồ uống Việt Nam triển khai Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”. Đây là một sáng kiến có giá trị cộng đồng, có ý nghĩa thiết thực nhằm lan tỏa văn hóa đọc đang được các cấp, các ngành và người dân quan tâm.

Đề xuất không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Góp ý vào dự thảo, nhiều chuyên gia tranh luận về việc mở rộng đối tượng chịu thuế, đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát (NGK) có đường. Theo giải trình của Bộ Tài chính, việc bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, cụ thể là tình trạng thừa cân béo phì (TCBP). Tuy nhiên công cụ thuế liệu có thực sự giải quyết được các mục tiêu này?

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức khóa đào tạo tìm hiểu về rượu vang và văn hóa uống

Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế về thưởng thức, tìm hiểu và khảo sát thị trường rượu vang và một số loại rượu khác, Tạp chí Đồ uống Việt Nam phối hợp với chuyên gia Tô Việt – Chuyên gia thử nếm vang quốc tế tổ chức các khóa đào tạo về thử nếm rượu vang trong năm 2023.

Bàn giải pháp Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

“Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 11/07 tại Hà Nội. Đây là Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Tọa đàm ghi nhận được nhiều thông tin giá trị, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

“Quả ngọt” từ hướng đi đúng đắn của thể thao Việt Nam

Việt Nam đã có những bước tiến rất xa trên bản đồ thể thao thế giới. Thành công đó đến từ quá trình rèn luyện và ý chí bền bỉ của các vận động viên, cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các nguồn lực trong mô hình hợp tác ba bên. Thể thao Việt Nam phá vỡ giới hạn

Ngành Đồ uống Việt Nam đồng hành cùng phát triển kinh tế - xã hội

Ngành Đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là một ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam khi mỗi năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Cần nhìn nhận sản phẩm bia, rượu dưới góc độ văn hóa

Sản phẩm rượu, bia hay chuyện về văn hóa uống, chuyện uống có trách nhiệm cần được nhìn nhận khách quan hơn, tăng cường nhận thức để không làm lệch lạc đi hình ảnh về một thức uống trở thành nét văn hóa của dân tộc, góp phần quảng bá văn hóa du lịch tới bạn bè quốc tế.

Quảng cáo và mua tạp chí