Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

12/04/2024 - 07:13 PM
183 lượt xem
Cỡ chữ

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

 

Lễ Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

 

Phát biểu khai mạc Hội chợ vào sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong nhấn mạnh: Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, VITM Hà Nội 2024 thể hiện được xu thế của sự phát triển du lịch trong tương lai.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch quốc tế và nội địa, đưa Việt Nam trở thành điểm đến có tầm cỡ trong khu vực, ngành Du lịch Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa sự phát triển của thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, phát huy tốt các lợi thế so sánh, giá trị và bản sắc địa phương, vùng miền. Đây cũng là dịp để các cơ quan xúc tiến du lịch, cơ quan quản lý điểm đến giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới đến với các đối tác, bạn hàng cũng như công chúng tham gia Hội chợ. Từ đây, nhiều hợp đồng sẽ được ký kết, tạo đà cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.

 

Đông đảo người dân và du khách đến tham quan các gian hàng tại Hội chợ

 

Còn theo bà Cao Thị Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội chợ, VITM Hà Nội 2024 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam chuyển hướng kinh doanh sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với giữ gìn môi trường; hướng các doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp, ngành, cộng đồng dân cư và khách du lịch quan tâm đến việc bảo vệ môi trường; thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng các điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh, đào tạo nguồn lao động có kiến thức về du lịch xanh, triển khai các hoạt động xúc tiến xanh, góp phần đưa du lịch Việt Nam sớm trở thành ngành kinh tế xanh của Việt Nam.

 

 

VITM Hà Nội 2023 bao gồm nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, thông qua các hoạt động gặp gỡ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; doanh nghiệp với người tiêu dùng (khách du lịch), hoạt động của các cơ quan xúc tiến du lịch Việt Nam và quốc tế. Hội chợ là diễn đàn mở, bao gồm nhiều hoạt động chuyên môn, là cơ hội tốt, nơi gặp gỡ lý tưởng của các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế để tiếp tục củng cố quan hệ đối tác cũng như giao dịch, trao đổi, kết nối các cơ hội kinh doanh hiện tại và trong tương lai.

 

 

Điểm nhấn của các sự kiện chuyên ngành tại VITM Hà Nội 2024 là Diễn đàn “Phát triển du lịch văn hóa Việt Nam” thu hút sự quan tâm của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý điểm đến và sinh viên các trường du lịch; Cùng với đó là tọa đàm “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch” cũng là chủ đề nóng, thu hút được nhiều người quan tâm, bởi phát triển du lịch phải luôn gắn với bảo vệ môi trường, coi chất lượng môi trường là yếu tố hấp dẫn của du lịch.

 

 

Bên cạnh đó, Hội chợ còn có một số chương trình xúc tiến du lịch quốc tế và nội địa hấp dẫn như: Chương trình giới thiệu du lịch Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc); Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: “Một hành trình - Bốn địa phương - Nhiều trải nghiệm”, Hội nghị “Quảng bá xúc tiến du lịch giữa tỉnh Bình Định và TP. Hà Nội”, “Xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên”, Chương trình Giới thiệu du lịch các tỉnh: Kiên Giang, Lạng Sơn, Lào Cai.

 

 

Theo Ban tổ chức, Hội chợ VITM Hà Nội 2024 sẽ góp phần kích cầu du lịch trong nước, tạo ra cơ hội tốt cho các địa phương, doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, liên kết phát triển du lịch giữa các vùng miền trong cả nước, đạt hiệu quả cao cả về kinh doanh và xúc tiến điểm đến, sản phẩm du lịch.

Diễn ra từ ngày 11 đến 14/4, VITM Hà Nội 2024 có sự tham gia của 55 tỉnh, thành phố Việt Nam, 16 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 450 gian hàng của trên 700 đơn vị, trong đó có 25% gian hàng quốc tế. Hội chợ dự kiến sẽ đón trên 3500 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, với khoảng 80.000 khách Việt Nam và quốc tế đến tham quan, mua sắm.

Kiệt Vũ

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol, rượu không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên và Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

Sáng 24/7, Hội đồng doanh nghiệp châu Âu - ASEAN đã tổ chức Tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”. Tọa đàm với mục tiêu ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế tại Việt Nam đảm bảo tính công bằng, hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.

Đắk Lắk cần có thêm nhiều "đầu tàu"

Thời gian qua, Đắk Lắk đã rất nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cân nhắc việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, trái lại còn mang đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành có liên quan.

Cần tính toán kỹ các yếu tố tác động của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới những bên liên quan

Sáng 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB). Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính, chuyên gia dinh dưỡng, Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có chính sách thuế phù hợp với thực tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình với mặt hàng rượu, bia lên đến 100% vào năm 2030

Doanh nghiệp Đồ uống “khó chồng khó”, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm

Trong mấy năm gần đây, ngành bia đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất nay lại thêm đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với rượu bia, theo lộ trình sẽ lên mức 100% vào năm 2030 gây nên “cú sốc” lớn cho các doanh nghiệp

Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Quảng cáo và mua tạp chí