Tính đúng, tính đủ định mức chi phí tái chế

01/06/2023 - 10:25 AM
125 lượt xem
Cỡ chữ

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho rằng định mức chi phí tái chế bao bì đang quá cao, có thể làm tăng áp lực chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa.

Dự thảo quyết định về định mức chi phí tái chế bao bì

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang Dự thảo Quyết định về định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022 của Chính phủ, nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm và bao bì sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc.

Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm (gồm: pin, ắc quy, săm lốp, dầu nhớt) và bao bì của: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất tẩy rửa, xi măng thương phẩm sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế kể từ ngày 01/01/2024; với nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử sẽ thực hiện từ ngày 01/01/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm phương tiện giao thông sẽ thực hiện từ ngày 01/01/2027.

Tại dự thảo, định mức bao gồm: chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế. Chi phí áp dụng theo hệ số điều chỉnh, thể hiện hiệu quả tái chế, tức là sản phẩm, bao bì có hiệu quả tái chế cao có hệ số điều chỉnh thấp và ngược lại.

Áp lực chi phí lên doanh nghiệp

Dù đã có quá trình tham vấn khá kỹ lưỡng, nhưng khi dự thảo được công bố vẫn còn nhiều băn khoăn. Mới đây nhất, 14 hiệp hội doanh nghiệp đã có văn bản kiến nghị giảm định mức chi phí tái chế, chưa áp dụng xử phạt về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất nhằm giảm thiểu khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Xuất khẩu đến 90% các sản phẩm là bao bì, để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp phải neo giá cạnh tranh hơn đối thủ trong khi đầu vào cái gì cũng tăng. Đến nay, dù vẫn giữ được đơn hàng, nhưng trước mắt chưa biết sao khi doanh nghiệp thuộc diện phải nộp phí tái chế thời gian tới.

 

Khi tính chi phí tái chế, nhiếu ý kiến cho rằng có thể bỏ qua yếu tố công nghệ, thị trường, nhưng nhất định phải tập trung vào những biến động của nguồn nguyên liệu đầu vào. (Ảnh minh họa - Ảnh: thesaigontimes)

"Nếu tăng 1 đồng, đồng nghĩa là chúng tôi phải tăng giá bán, sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế không còn. Chúng ta sẽ mất đơn hàng vào tay đối thủ khác", anh Đặng Văn Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Haplast, cho biết.

Không chỉ tính theo mức cao, mà công thức tính phí tái chế cũng chưa đầy đủ. Ví dụ ngành hàng ô tô, xe máy là ngành hàng có giá trị thu hồi cao, nhưng công thức chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được nên không khuyến khích được kinh tế tuần hoàn. Đây cũng chính là điểm lãng phí cho xã hội.

"Trách nhiệm là cần thiết, phí là phải có, nhưng một số điểm chưa hợp lý, ví dụ như đối với ô tô, xe máy, người ta có thể thu hồi, tái chế gần như 100%, không bỏ đi cái gì, thì yếu tố đó nên tính toán và đưa ra phí tái chế cho hợp lý để doanh nghiệp thực hiện được", ông Đàm Công Quyết, Trưởng Bộ phận Truyền thông, Hiệp hội Ô tô Xe máy Việt Nam, nêu quan điểm.

Là chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, với kinh nghiệm xây dựng nhiều loại phí bảo vệ môi trường, ông Hoàng Dương Tùng đánh giá, việc đưa ra mức phí phù hợp, thời điểm hợp lý sẽ đạt được đa mục tiêu chứ không chỉ riêng một mục tiêu kinh tế.

"Người ta thu nhưng không biết chi như thế nào, vì chưa có doanh nghiệp tái chế, mình chưa phát triển đến mức như người ta, nghĩa là có tiền có thể làm ngay một số việc, nhưng còn chán chê, mấy nghìn tỷ cứ nằm trong ngân hàng để làm cái gì, mà cơ chế này phải có sự đồng bộ. Mục đích cuối cùng không phải là tiền, mà là làm thế nào thay đổi nhận thức", ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho hay.

Phí tái chế là cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường, nhưng mức phí ra sao và cách thu chi thế nào lại là vấn đề cần có sự đồng thuận từ cả nhà quản lý, doanh nghiệp để chính sách này thực sự có hiệu quả nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và xã hội.

"Fs đang chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, vì chưa trừ đi vật liệu có giá trị cao như nhôm, kim loại hay giấy. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Na Uy hay Đan Mạch, thì Fs này đang bằng 0", bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, đánh giá.

"Nghiêng nhiều về việc lấy ý kiến của bên cung chứ chưa tính toán, cân nhắc nhiều đến yếu tố của bên cầu, tức là yếu tố của doanh nghiệp có nhu cầu tái chế. Do vậy, để xây dựng được một định mức hợp lý hơn, tạo đồng thuận của các bên, thì vai trò quản lý Nhà nước hết sức quan trọng", GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, nhận định.

Khi tính chi phí tái chế, nhiếu ý kiến cũng cho rằng có thể bỏ qua yếu tố công nghệ, thị trường, nhưng nhất định phải tập trung vào những biến động của nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là khi giá cả thế giới liên tục biến động như hiện nay; mặt khác, cần tính toán sao cho chi phí tái chế không được thấp hơn so với chi phí mà hiện nay các doanh nghiệp phải chi trả cho các công ty xử lý chất thải rắn. Chỉ như vậy, các doanh nghiệp mới tự thay đổi phương thức sản xuất cũng như thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường.

Nguồn: vtv.vn

Các bài viết khác

Xem thêm

Ra mắt cuốn sách “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang” của tác giả Tô Việt

Mới đây, Chuyên gia Thử nếm Rượu vang (Sommelier) Tô Việt đã cho ra mắt Cuốn sách chuyên về lĩnh vực rượu vang mang tên “Nghề chuyên gia thử nếm rượu vang và những điều có thể bạn chưa biết về rượu vang”. Đây được coi là cẩm nang về rượu vang quốc tế được nhiều bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặt mua.

Rượu, bia không rõ nguồn gốc: Những ẩn họa khôn lường

Những chai bia tuy dán nhãn một thương hiệu nổi tiếng nhưng thực tế không rõ nguồn gốc xuất xứ, những chai rượu sóng sánh màu cánh gián được gắn mác rượu quê vẫn đang âm thầm len lỏi vào những cuộc nhậu trên khắp mọi miền quê... không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, mà còn kéo theo bao hệ lụy khôn lường khác

Thư mời đơn vị đồng hành cùng Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”

Từ tháng 5/2023 đến hết tháng 3/2024, Tạp chí Đồ uống Việt Nam triển khai Chương trình “Tặng kệ sách – Khơi nguồn văn hóa đọc”. Đây là một sáng kiến có giá trị cộng đồng, có ý nghĩa thiết thực nhằm lan tỏa văn hóa đọc đang được các cấp, các ngành và người dân quan tâm.

Đề xuất không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Góp ý vào dự thảo, nhiều chuyên gia tranh luận về việc mở rộng đối tượng chịu thuế, đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát (NGK) có đường. Theo giải trình của Bộ Tài chính, việc bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, cụ thể là tình trạng thừa cân béo phì (TCBP). Tuy nhiên công cụ thuế liệu có thực sự giải quyết được các mục tiêu này?

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức khóa đào tạo tìm hiểu về rượu vang và văn hóa uống

Nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế về thưởng thức, tìm hiểu và khảo sát thị trường rượu vang và một số loại rượu khác, Tạp chí Đồ uống Việt Nam phối hợp với chuyên gia Tô Việt – Chuyên gia thử nếm vang quốc tế tổ chức các khóa đào tạo về thử nếm rượu vang trong năm 2023.

Bàn giải pháp Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

“Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 11/07 tại Hà Nội. Đây là Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Tọa đàm ghi nhận được nhiều thông tin giá trị, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

“Quả ngọt” từ hướng đi đúng đắn của thể thao Việt Nam

Việt Nam đã có những bước tiến rất xa trên bản đồ thể thao thế giới. Thành công đó đến từ quá trình rèn luyện và ý chí bền bỉ của các vận động viên, cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các nguồn lực trong mô hình hợp tác ba bên. Thể thao Việt Nam phá vỡ giới hạn

Ngành Đồ uống Việt Nam đồng hành cùng phát triển kinh tế - xã hội

Ngành Đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) là một ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam khi mỗi năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Cần nhìn nhận sản phẩm bia, rượu dưới góc độ văn hóa

Sản phẩm rượu, bia hay chuyện về văn hóa uống, chuyện uống có trách nhiệm cần được nhìn nhận khách quan hơn, tăng cường nhận thức để không làm lệch lạc đi hình ảnh về một thức uống trở thành nét văn hóa của dân tộc, góp phần quảng bá văn hóa du lịch tới bạn bè quốc tế.

Quảng cáo và mua tạp chí