Tình trạng nhái thương hiệu nổi tiếng - một kiểu “lập lờ đánh lận con đen” ảnh hưởng tới người tiêu dùng...

26/06/2024 - 11:07 PM
157 lượt xem
Cỡ chữ

Sản phẩm mang nhãn hiệu na ná, hoặc có bao bì gần giống sản phẩm của một số thương hiệu uy tín, rồi được bán ra với giá thành rẻ, chiết khấu cho đại lý cao... đó là cách thức đang được nhiều cơ sở sản xuất bia tư nhân thực hiện, dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bia hiện nay.

Tình trạng “lập lờ đánh lận con đen”, sản phẩm có nhãn hiệu và bao bì na ná hoặc nhái các sản phẩm của những thương hiệu uy tín không còn hiếm gặp trên thị trường hiện nay. Không chỉ ở lĩnh vực bia, rượu mà cả lĩnh vực nước giải khát, nước tinh khiết... Điều này không chỉ xâm phạm nghiêm trọng tới quyền sở hữu trí tuệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính, làm nhiễu loạn thị trường, nghiêm trọng hơn, người tiêu dùng không được sử dụng đúng sản phẩm mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe…  

 

Trưng bày hàng thật và hàng giả để người tiêu dùng nhận diện tại Bảo tàng Hải quan Việt Nam

 

Giả, nhái thương hiệu uy tín

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên thông tin, lực lượng chức năng đã phát hiện một công ty tư nhân tại tỉnh Hưng Yên có dấu hiệu vi phạm “Sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo” một thương hiệu uy tín trên thị trường.

Cụ thể, quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện một công ty bia tư nhân ở Hưng Yên có tên công ty gần giống với tên một thương hiệu lớn trên thị trường, đáng nói là tên sản phẩm cũng gần giống với tên gọi của thương hiệu nổi tiếng, chỉ khác là thêm 3 con số phía sau. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty này đang sản xuất hàng hóa là bia có gắn nhãn hiệu bia hơi kiểu na ná thương hiệu của một loại bia hơi ở phía Nam. Trên các chai bia thành phẩm và vỏ chai bia chưa sử dụng thể hiện thông tin sản phẩm ở TP. Hưng Yên.

Theo xác minh, Đoàn kiểm tra phát hiện những sản phẩm trên có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bia nổi tiếng ở phía Nam đang được bảo hộ. Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện công ty này không xuất trình được hợp đồng sản xuất hàng hóa thương mại nào với thương hiệu nổi tiếng đó và cũng không có bất kỳ mối quan hệ kinh tế, thương mại nào với thương hiệu này. Như vậy, sản phẩm của cơ sở này sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Hồi tháng 3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa -  Vũng Tàu đã tuyên phạt một công ty và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của một nhãn hiệu bia nổi tiếng đã được bảo hộ. Mặc dù bản án đã có hiệu lực, nhưng thời gian gần đây những sản phẩm giả mạo nhãn hiệu bia nổi tiếng vẫn có dấu hiệu tái vi phạm khi xuất hiện tại thị trường tỉnh Bình Dương và Bình Định.

Việc giả mạo nhãn hiệu nêu trên có thể dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”, gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng mất lòng tin khi sử dụng sản phẩm.

Khảo sát trên thị trường, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều sản phẩm nước giải khát có tên gọi, mẫu mã, bao bì, kích cỡ gần giống hoặc na ná sản phẩm nổi tiếng. Khi mua hàng, nếu không để ý nguồn gốc, nơi sản xuất thì rất dễ bị nhầm lẫn. Các sản phẩm “na ná” này được thiết kế theo kiểu “bắt chước”, “ăn theo” các sản phẩm chính hãng nổi tiếng, vốn được người tiêu dùng yêu thích để “lập lờ đánh lận con đen” khiến không ít người tiêu dùng “sập bẫy”.

Không chỉ nhái sản phẩm, trên thị trường còn xuất hiện các sản phẩm nhập lậu như bia lậu, rượu lậu. Riêng trong tháng 3/2022, Cục Quản lý thị trường Tây Ninh đã phát hiện và bắt giữ 2 xe ô tô tải vận chuyển 300 thùng bia và một xe tải chở 160 thùng bia có thương hiệu nổi tiếng nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ, do nước ngoài sản xuất nhập lậu... Tình trạng rượu, bia nhập lậu, rượu giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng đã nhiều lần lên tiếng nhưng việc phát hiện và xử lý vẫn chưa triệt để, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính...

 

Cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng thiệt thòi...

Trong đợt đi thực tế vừa qua ở khu vực miền Bắc, chúng tôi đã ghi nhận nhiều thông tin về tình trạng trên thị trường xuất hiện các sản phẩm bia có nhãn hiệu na ná và bao bì gần giống với các sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu của các thương hiệu nổi tiếng.

Đại diện một doanh nghiệp phản ánh, thay vì họ lấy thương hiệu riêng họ lại dùng chính địa chỉ ra đời của một thương hiệu nổi tiếng để đặt tên cho sản phẩm nên rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Thêm nữa, sản phẩm lại được bán giá rẻ, chiết khấu cao cho các đại lý nên các đại lý ưu tiên bán các sản phẩm này thay vì các sản phẩm chính hãng.

“Có một thực tế, mỗi lít bia của chúng tôi đều trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt và phải nộp thuế cho Nhà nước nên chắc chắn giá thành không thể cạnh tranh bằng những sản phẩm trốn thuế, giá rẻ khác. Rõ ràng đây là sự cạnh tranh không lành mạnh”, đại diện một doanh nghiệp cho biết.  

Qua khảo sát thực tế, các doanh nghiệp bia đều cho rằng, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành bia liên tiếp gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 và hậu đại dịch, ảnh hưởng của các chính sách hạn chế đồ uống có cồn, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đồng thời, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nhu cầu sử dụng bia rượu sụt giảm, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp, nhà máy giảm mạnh. Trong bối cảnh khó khăn chung ấy, ngành bia tiếp tục phải đối diện với nạn bia giả, nhái thương hiệu, khiến khó khăn càng tăng thêm.

Bàn về vấn đề bia nhái thương hiệu, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, đối tượng làm hàng giả, hàng nhái hiện nay rất tinh vi, họ nghiên cứu pháp luật rất kỹ để tìm kẽ hở luồn lách. Rất nhiều sản phẩm hàng giả giống hoặc gần giống hàng thật và cũng đăng ký bản quyền. Với những vụ việc đấy, để xử lý những tranh chấp mất rất nhiều thời gian, thậm chí nhiều khi lực lượng chức năng còn bị các đối tượng kiện ngược lại. Hơn nữa, bản thân doanh nghiệp, người tiêu dùng, kể cả các chủ thể quyền của các nhãn hiệu, không phối hợp với các lực lượng chức năng vì vẫn có tâm lý sợ ảnh hưởng đến thương hiệu của mình”.

Mặc dù chế tài xử phạt hiện đã tương đối đầy đủ nhưng còn chưa đủ sức răn đe, khiến những đối tượng sản xuất, bán hàng giả, hàng nhái phải chùn bước, đặc biệt là việc xử lý hình sự. Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và nâng cao năng lực của bộ phận sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp; thiết lập các kênh phân phối chính thức, ổn định, thuận tiện (đặc biệt chú trọng các kênh thương mại điện tử) để người tiêu dùng dễ tiếp cận.

Các doanh nghiệp cần thiết lập các kênh giám sát thị trường, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, các sàn thương mại điện tử để đối phó có hiệu quả với các hành vi giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh, cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng nhái không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn khiến cho Nhà nước thất thu thuế, người tiêu dùng thiệt thòi, sử dụng phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy người tiêu dùng sẽ phải làm gì trước tình trạng này và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có các giải pháp như thế nào để kiểm soát và xử lý các đối tượng vi phạm, chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh tới bạn đọc những nội dung trên ở các số tiếp theo trên Tạp chí Đồ uống Việt Nam.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Chiều ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024 với chủ đề "Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp”.

Đề xuất chưa áp Thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Sáng ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của Dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường”. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.

CÔNG ĐIỆN hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Giảm thuế nhiều hơn cho 26 địa phương chịu thiệt hại do bão

Góp ý dự thảo Nghị định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất: 26 địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3 cần được giảm nhiều hơn hơn so với mức giảm chung của cả nước.

Ngành Đồ uống Việt Nam tích cực chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ

Do hậu quả của bão lũ tại nhiều tỉnh thành ở Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc, vừa qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống đã tổ chức các đoàn công tác từ thiện đến thăm và hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ với mong muốn động viên, chia sẻ với đồng bào sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống

Đoàn công tác từ thiện ngành Đồ uống Việt Nam hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Ngày 23/9/2024, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về thôn Gò Sỏi (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) trao tặng quà hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng vừa bị thiệt hại nặng nề sau bão số 3 Yagi gây ra.

Cân nhắc không bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Góp ý dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khoa học, công bằng của sắc thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách bền vững

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Quảng cáo và mua tạp chí