VBA góp ý đối với chính sách giảm VAT 2%, 6 tháng đầu năm 2024.

31/10/2023 - 09:53 PM
180 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 30/10/2023, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (Hiệp hội) đã có Công văn số 106/CV-VBA gửi Bộ Tài chính về việc Góp ý đối với chính sách giảm VAT 2%, 6 tháng đầu năm 2024. 
Công văn nêu rõ:
Hiệp hội được biết, ngày 13/10/2023, Bộ Tài Chính gửi Công văn số 11239/BTC-CST xin ý kiến về việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024, (sau đây gọi tắt là Dự thảo) nhưng loại trừ một số ngành hàng, trong đó có sản phẩm hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực Hiệp hội của chúng tôi. Thay mặt các thành viên, Hiệp hội chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau: 
 
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu thể hiện chiều hướng suy giảm từ quý IV/2022 và 9 tháng tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp trong ngành đồ uống vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, sức tiêu dùng giảm do người dân thắt chặt chi tiêu và những chính sách tác động dẫn tới hạn chế tiêu dùng sản phẩm có cồn, vấn nạn đồ uống có cồn không chính thức. Những khó khăn chưa có dấu hiệu cải thiện và dự báo vẫn còn tiếp tục kéo dài tới năm 2024-2025.
 
Theo chúng tôi, VAT là cách tài trợ kinh tế nhanh và hiệu quả nhất để số tiền hỗ trợ của Chính phủ đến ngay được tới tay doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như hỗ trợ nền kinh tế, dù thu NSNN có thể suy giảm chút nhưng sẽ tạo động lực tiêu dùng, đầu tư cho các năm sau. Rõ ràng nếu giảm thuế đi thì kích thích tiêu dùng, tiêu dùng nhiều hơn, tác động lan tỏa đến các lĩnh vực khác nên có thể hoàn toàn mở rộng cho tất cả các mặt hàng.
 
Việc giảm thuế GTGT đã đóng góp phần kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, nếu giảm thuế chỉ theo kiểu chọc lọc, “khoanh vùng”, mặt hàng này được giảm, mặt hàng kia bị loại, nên bên cạnh kết quả đạt được, cả người nộp thuế và cơ quan thuế đều gặp khó khăn khi xác định hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế. Thực tế, các bộ phận kế toán kêu khó trong việc xác định hàng hóa, phân biệt các dịch vụ không được giảm thuế, mô tả hàng hóa, thời điểm lập hóa đơn, nhiều doanh nghiệp cũng loay hoay trong vấn đề xác định các thuế suất được giảm để xuất hóa đơn đúng theo quy định.
 
Vào thời điểm năm trước, Bộ Tài chính ban đầu đã đề xuất giảm VAT 2% cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ đang có mức thuế suất 10% và cũng được Chính phủ ủng hộ. Tại các phiên thảo luận tại tổ, tại hội trường có có nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng cho tất cả các mặt hàng. 
 
Để hỗ trợ nền kinh tế phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong dài hạn, việc giảm thuế giá trị gia tăng một cách đồng bộ, áp dụng cho mọi loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đang là hướng đi được các doanh nghiệp và cộng đồng chuyên gia ủng hộ rộng rãi. Giảm VAT để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, từ đó kích cầu để tăng thu, đây là chủ trương có lợi cho người dân và giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 
 
Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam sau khi lấy ý kiến các doanh nghiệp thành viên, trao đổi với nhiều chuyên gia, chúng tôi kính đề nghị Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội xem xét tiếp tục kéo dài chính sách này trong 06 tháng đầu năm 2024 và mở rộng phạm vi để áp dụng đối với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Chúng tôi cho rằng việc giảm thuế GTGT sẽ giúp đạt được hai mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ phía sản xuất kinh doanh, từ phía tiêu dùng góp phần giảm lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong thời tới.

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.