Bàn giải pháp Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới

11/07/2023 - 09:33 PM
240 lượt xem
Cỡ chữ
“Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 11/07 tại Hà Nội. Đây là Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Tọa đàm ghi nhận được nhiều thông tin giá trị, làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
 
TS Chử Văn Lâm - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.
 
Tham gia buổi Tọa đàm có TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; GS. TS. Hoàng Văn Cường - Đại biểu quốc hội, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; TS. Chử Văn Lâm - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy); PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu - Phó Hiệu trưởng Đại học KTQD, đại diện lãnh Vụ KTTH (Ban Kinh tế Trung ương); đại diện các cơ quan Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: IMF, ADB, UNDP, WB, GIZ; các chuyên gia kinh tế, các ngân hàng, viện nghiên cứu, hiệp hội ngành hàng, cùng đại diện các cơ quan báo chí...
 
Thông tin tại sự kiện cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều bất ổn xuất phát từ lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, các ngân hàng Trung ương tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều nền kinh tế lớn đã tăng trưởng chậm lại và các yếu tố chính trị như xung đột Nga – Ukraine vẫn đang còn diễn biến rất phức tạp. Trong tình hình đó, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức.
 
Các số liệu thống kê cho thấy, sự sụt giảm mạnh về tổng cầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid - 19. Điều này đòi hỏi Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.
 
Phát biểu tại Toạ đàm, TS. Chử Văn Lâm- Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho biết, trước khi diễn ra Tọa đàm đã có các cuộc họp lắng nghe phản ánh thực trạng và tham vấn ý kiến của các Hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài, cùng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đã được Ban Kinh tế Trung ương tổ chức và ghi nhận nhiều thông tin giá trị. Đây cũng là cơ sở để xác định các nhóm vấn đề chính, cần bàn thảo, phân tích và đánh giá sâu hơn trong buổi Tọa đàm này. Kết quả Tọa đàm sẽ được các cơ quan chủ trì tổ chức chuyển giao cho Ban Kinh tế Trung ương phục vụ xây dựng báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô và tham mưu các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Ban.
 
 
Buổi Tọa đàm còn có nhiều tham luận có giá trị như “Tổng quan kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2023 và tác động đến Việt Nam” của TS. Johnathan Picu - Kinh tế Trưởng Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; “Đánh giá tổng cầu kinh tế và những khuyến nghị khôi phục tổng cầu duy trì động lực tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh mới” của PGS.TS. Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân; “Phát triển kinh tế toàn cầu và trong nước – hàm ý chính sách đối với Việt Nam” của Bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cao cấp Ngân hàng thế giới...
 
Hội thảo đã tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến công tác đánh giá làm rõ tình hình thực tiễn đang diễn biến của nền kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 và tác động đến kinh tế trong nước, cũng như đánh giá thực trạng kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 trên các khu vực chính của nền kinh tế (kinh tế thực, kinh tế đối ngoại, tài chính – tiền tệ, tài chính ngân sách). Đồng thời đánh giá tổng cầu và các thành phần tổng cầu của nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước mới. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và chính sách khôi phục tổng cầu của nền kinh tế để duy trì động lực và mức độ tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh mới.
 
Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.