Ban soạn thảo tiếp thu một số ý kiến về bảo vệ môi trường

22/10/2021 - 04:00 PM
386 lượt xem
Cỡ chữ
Sau nhiều ý kiến góp ý của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp đóng góp, kiến nghị một số nội dung lớn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (Dự thảo), về cơ bản đã được cơ quan nhà nước tiếp thu, nghiên cứu sửa đổi.

alt
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp
Sáng ngày 18/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp về Dự thảo này. Dưới sự chủ trì của ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Hiệp hội đã có những ý kiến góp ý rất cởi mở trên tinh thần trao đổi, xây dựng mục tiêu để Dự thảo sau khi ban hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn, thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường và hạn chế tác động tiêu cực, tạo gánh nặng chi phí, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Các đại biểu đã tham gia góp ý những vấn đề chung hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trong Luật Bảo vệ Môi trường, thời gian và thủ tục hành chính đã giảm 34%, doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách này. Giấy phép môi trường là một cuộc cách mạng, đưa từ 5 lĩnh vực về 1 lĩnh vực, đưa từ 5 cửa về 1 cửa, đưa từ 5 hội đồng thành 1 hội đồng. Thời gian cấp giấy phép môi trường nên để tối đa là 45 ngày…
    
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kiến nghị cần tiến tới điện tử hóa các thủ tục hành chính trong cấp giấy phép môi trường. Cần có quy định rõ ràng về thời gian cấp phép, thời gian thẩm định để tránh mỗi địa phương sẽ phát sinh các thủ tục hành chính khác nhau, gây lãng phí…

Về vấn đề thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quan điểm đưa thủ tục hành chính cần ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu môi trường, có quy định để các hồ sơ phù hợp với dịch vụ điện tử, doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều.

Tại cuộc họp, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đưa ra khó khăn về vấn đề thu gom, tái chế đối với ô tô, xe máy. Bởi lẽ ô tô, xe máy có thời gian sử dụng dài, có đăng ký sở hữu tài sản, được nhà nước bảo vệ. Do vậy gây khó khăn cho việc thu gom, tái chế đối với các nhà sản xuất, nhập khẩu nếu không có sự đồng ý từ người tiêu dùng có mong muốn thải bỏ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có khung pháp lý về niên hạn sử dụng của ô tô, xe máy dưới 9 chỗ và không có quy định người tiêu dùng sau khi sử dụng phương tiện hết niên hạn sử dụng phải thải bỏ. Việc thu gom, tái chế tăng giá thành sản phẩm, người tiêu dùng khi mua sau sẽ mua với giá cao hơn người mua trước…

Cuộc họp đã được nghe nhiều ý kiến đóng góp và làm rõ thêm các ý kiến của Hiệp Hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội thuốc bảo vệ thực vật, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp rất trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội cho các quy định trong Dự thảo. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp đó, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi.

Trong thời gian dịch Covid-19 này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo trình Chính phủ đề nghị về việc giãn, nộp các trách nhiệm hành chính; giãn, hoãn tiến độ tại một số lộ trình Quốc hội giao; giảm, hoãn, miễn một số chính sách của Nhà nước… để chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa của các Hiệp hội nhằm đưa ra chính sách có tính khách quan, phù hợp với thực tiến, bình đẳng, công bằng, trách nhiệm, hài hòa, hội nhập với các nước phát triển trên thế giới.

Anh Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.