Các doanh nghiệp ngành Đồ uống tiếp tục kiến nghị chưa nên điều chỉnh thuế TTĐB trong giai đoạn khó khăn hiện nay

07/07/2023 - 09:21 PM
255 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 7/7/2023, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)...
 
Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), đại diện các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
 
 
Tại Hội thảo, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) và các phòng ban chuyên môn của Vụ Chính sách thuế đã khái quát về mục đích của việc xây dựng dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí có hại cho sức khỏe và môi trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc hoạt động sản xuất, kinh doanh; Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; Phù hợp xu hướng cải cách thuế của quốc tế; Đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước…
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Thông qua Hội thảo, chúng tôi mong muốn lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để báo cáo các cấp có thẩm quyền, kế thừa những cái đang thực hiện tốt rồi, những gì vướng mắc thì sửa đổi để phù hợp với giai đoạn mới… Dự thảo Luật này đưa ra một số nội dung chính điều chỉnh thuế TTĐB của một số mặt hàng có hại cho sức khỏe. Đây mới là hội thảo giai đoạn 1, giai đoạn sau sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và nhân dân…
 
Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VBA phát biểu tại Hội thảo
 
Hội thảo đã lắng nghe 18 ý kiến của đại diện 4 hiệp hội và các doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa chịu tác động của dự án Luật. Phát biểu tại Hội thảo, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VBA cho biết: Các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang gặp rất nhiều khó khăn do những tác động của hậu đại dịch Covid - 19, xung đột Nga - Ukraine khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (tăng 15-30%); Nghị định 100 đã tác động trực tiếp đến ngành, trong thời gian qua, nhiều nhà hàng, quán bia, quán ăn lượng khách giảm, kinh doanh thua lỗ do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và tâm lý ngại đến quán uống bia vì sợ bị phạt... Trong 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp trong ngành sản lượng tiêu thụ đều giảm từ 15-20% so với cùng kỳ năm trước, các đơn vị phân phối, thương mại cũng than phiền vì doanh thu giảm 50 - 60% so với giai đoạn trước đại dịch Covid - 19, bên cạnh đó các doanh nghiệp còn thêm gánh nặng khi phải thực hiện EPR (trách nhiệm tái chế bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu), định mức chi phí tái chế (gọi tắt là Fs) để thực hiện EPR từ 01/01/2024. Trong khi đó, tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, rượu phi thương mại cũng là tác nhân khiến các doanh nghiệp chính thống làm ăn chân chính thêm khó khăn vì cạnh tranh không lành mạnh…
 
Lãnh đạo VBA và đại diện các doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát phát biểu tại Hội thảo đều kiến nghị trong giai đoạn từ nay đến 2026 thì chưa nên điều chỉnh thuế TTĐB vì các doanh nghiệp đang rất nhiều khó khăn, nên lùi thời gian thực hiện điều chỉnh thuế sau 2026 để các doanh nghiệp có thời gian phục hồi, vượt qua khó khăn, góp phần phát triển kinh tế đất nước… Lãnh đạo Hiệp hội cũng kiến nghị, khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học thuyết phục cũng như chưa đánh giá tác động đầy đủ đối với việc mở rộng các đối tượng chịu thuế TTĐB thì nên cân nhắc chưa bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường, Thức uống đại mạch và Nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
 
Về phương pháp tính thuế, một số đại biểu cho rằng, cần có thời gian nghiên cứu kỹ hơn, đánh giá tác động và có lộ trình ít nhất 5 đến 10 năm nữa để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng, hài hòa giữa các bên liên quan, tất cả vì lợi ích chung, vì sự phát triển bền vững của ngành Đồ uống Việt Nam.
 
Cũng có ý kiến cho rằng, nên tăng cường truyền thông để giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng, thay vì tăng thuế để điều chỉnh hành vi, bởi việc tăng thuế nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng là không hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ uống là một trong những nhu cầu chính đáng của người dân, nó còn gắn liền với văn hóa ẩm thực của người dân. Nếu giá sản phẩm của các hãng chính thống mà tăng cao do nguyên liệu đầu vào tăng và tác động của chính sách thuế thì người tiêu dùng sẽ có tâm lý chuyển sang dùng hàng giá rẻ, hàng không có nguồn gốc. Lúc đó các nghiệp chính thống sẽ khó khăn, một số cơ sở không trụ nổi có nguy cơ ngừng hoạt động, giải thể, sáp nhập, vô hình trung tạo điều kiện cho các sản phẩm, cơ sở không chính thống phát triển. Như vậy, mục tiêu đảm bảo nguồn thu ngân sách và đảm bảo sức khỏe nhân dân khó đạt được như mong muốn.
 
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho biết điều đáng lo nhất hiện nay là tình trạng rượu không rõ nguồn gốc vừa không thu được thuế vừa không kiểm soát được chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các vụ ngộ độc rượu trong thời gian qua đều do uống rượu không rõ nguồn gốc, và thực tế chúng ta chưa thu được thuế từ rượu dân tự nấu. Nước giải khát cũng vậy, hiện nay trà sữa là một trong những thức uống đang được nhiều học sinh ưa thích, trong khi đó lượng đường trong trà sữa cũng khá cao, vậy liệu chúng ta có đánh thuế được loại đồ uống do người dân tự chế không? Không phải cứ có thuế là điều chỉnh được hành vi của người tiêu dùng mà quan trọng là nhận thức của họ về tác dụng và tác hại, biết tự điều chỉnh mình… Khi xây dựng chính sách thuế cần cân nhắc về mặt xã hội, sức khỏe, nguồn lực, tình hình sản xuất, kinh doanh, đánh giá tác động, áp dụng vào thời điểm cho phù hợp cần phải nghiên cứu kỹ, có lộ trình, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên... Nếu chúng ta cứ tăng thuế lên mà không đạt mục tiêu, không mang lại lợi ích như mong muốn thì vừa tốn công sức, kinh phí mà lại ảnh hưởng đến các ngành liên quan và người tiêu dùng.
 
Bên cạnh đó, đại diện một số ngành nghề, mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như thuốc lá, ô tô, game online… cũng có nhiều ý kiến kiến nghị xung quanh việc xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Tại Hội thảo cũng có một số ý kiến chia sẻ về mặt sức khỏe tâm thần, tác hại của một số sản phẩm, trò chơi, điện tử đối với người tiêu dùng mà các cơ quan, gia đình và mỗi người dân cần có hiểu biết điều chỉnh hành vi của mình và các cơ quan cũng cần có các biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với thực tế.
 
Phát biểu kết thúc buổi sáng làm việc về nội dung góp ý xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, hôm nay, đại diện các ngành nghề, hiệp hội, doanh nghiệp đều có ý kiến phát biểu, chúng tôi sẽ tổng hợp và mong tiếp tục nhận những góp ý của quý vị qua đường công văn để chúng tôi tiếp tục, tổng hợp rồi báo cáo với cấp có thẩm quyền. Hiện mới là giai đoạn I của dự án nên các doanh nghiệp, hiệp hội tiếp tục góp ý kiến để chúng tôi tiếp thu trong giai đoạn II, làm sao để đảm bảo hài hòa các lợi ích, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm sao để phù hợp với thực tiễn, phụ hợp với thông lệ quốc tế…
 
Thành Văn

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.