Cân nhắc lùi lộ trình tăng thuế suất TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia đến năm 2026

04/07/2023 - 07:17 PM
284 lượt xem
Cỡ chữ
Đó là ý kiến của hầu hết các đại biểu được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức sáng ngày 4/7 tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, một số Đại biểu Quốc hội, đại diện VCCI, lãnh đạo một số Hiệp hội, doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam, các chuyên gia, diễn giả và đại diện các cơ quan báo chí.
 
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư phát biểu khai mạc
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn - Trưởng ban tổ chức Hội thảo cho biết, ngày 21/6/2023, Bộ Tài chính đã chính thức có Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước để định hướng đề xuất chính sách, tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian qua với sự góp ý của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
 
Quang cảnh buổi Hội thảo
 
Theo đó, Hội thảo khoa học “Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” tập trung thảo luận, đánh giá, làm rõ một số nội dung của Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhất là về phương pháp tính thuế, điều chỉnh thuế suất tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) đối với mặt hàng rượu, bia; việc bổ sung một số mặt hàng nước giải khát vào diện chịu thuế TTĐB, tác động của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với doanh nghiệp, thu ngân sách.
 
Cần đảm bảo sự công bằng cho xã hội và doanh nghiệp
 
PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
 
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) thông tin: Với hàng trăm nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước (khoảng 60 ngàn tỷ/năm. Đáng chú ý, ngành đồ uống đã tạo công ăn việc làm cho cả triệu lao động trực tiếp và gián tiếp trong các cơ sở sản xuất cũng như trong chuỗi cung ứng. Ngành đồ uống còn góp phần đảm bảo sự ổn định của thị trường, thúc đẩy các ngành hàng du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển. Do đó, trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành đồ uống hiện nay đang gặp phải, ông Việt cho rằng: “Khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học thuyết phục cũng như chưa đánh giá tác động đầy đủ đối với việc mở rộng các đối tượng chịu thuế TTĐB, chúng tôi đề nghị cân nhắc, chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu Thuế TTĐB. Đồng thời kiến nghị, trong giai đoạn các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do các tác động của hậu đại dịch Covid-19, Nghị định 100 và cuộc xung đột Nga - Ukraine thì không nên điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia, và nên lùi thời gian đến năm 2026 để các doanh nghiệp có thời gian phục hồi kinh tế...
 
Đó cũng là quan điểm của tất cả các ý kiến phát biểu tại Hội thảo gồm có các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống.
 
Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, đề xuất sửa đổi chính sách tại dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) đối với sản phẩm rượu, bia thuộc nhóm đồ uống có cồn là những mặt hàng chịu tác động nhiều nhất trong thời gian qua, bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chính sách pháp luật như Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. Thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, ngành đồ uống đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến sản lượng sản xuất, tiêu thụ bia, rượu sụt giảm, tốc độ tăng trưởng âm, gây nhiều khó khăn, thách thức cho ngành.
 
“Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ngành đồ uống rất cần sự hỗ trợ và chung tay của Chính phủ để có thể duy trì sản xuất, phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm bia, rượu thương hiệu Việt mà họ đã phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi trên thị trường trong nước, dần vươn ra thị trường thế giới”, Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh nhấn mạnh.
 
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh
 
Về phương pháp tính thuế TTĐB, các chuyên gia và hầu hết các doanh nghiệp đều kiến nghị giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối như hiện nay. Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính) nêu quan điểm, đề xuất tiếp tục duy trì phương pháp tính Thuế TTĐB đối với rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm và cân nhắc điều chỉnh tăng thuế suất theo lộ trình phù hợp với nhịp của thị trường và sức khỏe của doanh nghiệp. Nếu được chấp nhận, việc tăng thuế tỷ lệ phần trăm ở mức vừa phải và lộ trình như nêu trên có thể được xem là phương án có hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ giúp đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời vẫn điều tiết, định hướng tiêu dùng mà vẫn giúp các doanh nghiệp sản xuất bia rượu trong nước ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Các đại biểu cũng cho rằng, các chính sách cần có sự thống nhất giữa các luật, nghị định, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; chính sách cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo tính công bằng cho xã hội và doanh nghiệp, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
 
Qua nghiên cứu, xem xét các khía cạnh mục tiêu chính sách, thực trạng và đặc điểm thị trường bia, rượu Việt Nam hiện nay cũng như kết quả các nghiên cứu gần đây, TS. Võ Trí Thành cho rằng, năm 2023 vẫn là một năm khó đối với cả nền kinh tế và ngành bia rượu. Do đó, nên lùi thời gian xem xét điều chỉnh mức thuế suất mới năm 2026 nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian để hồi phục sau những khó khăn... “Trong mọi trường hợp, chúng ta cần giải quyết hài hòa bài toán lợi ích giữa Nhà nước, Doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Thành đề xuất.
 
Chưa nên bổ sung các mặt hàng nước giải khát, đại mạch, bia không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB
 
Phát biểu tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, chưa nên bổ sung các mặt hàng nước giải khát, đại mạch vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì hiện nay béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ do nước ngọt, các doanh nghiệp nghiên cứu ra loại bia không cồn là tốt cho người tiêu dùng vì vậy không nên bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
 
Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
 
"Khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học thuyết phục cũng như chưa đánh giá tác động đầy đủ đối với việc mở rộng các đối tượng chịu thuế TTĐB, Chúng tôi đề nghị Nhà nước cân nhắc, chưa nên bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường, Thức uống đại mạch và Nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Việc cải cách chính sách thuế theo Quyết định 508/QĐ-TTg cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, thực tiễn ở Việt Nam đảm bảo: Phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam; Đảm bảo sự minh bạch, có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi”, đại diện VBA, PGS-TS. Nguyễn Văn Việt đề xuất.
 
Theo TS. Kinh tế Nguyễn Đình Cung, các doanh ngiệp đang chịu tác động mạnh mẽ của các tác động tiêu cực, nền kinh tế khó khăn, đầy biến động có thể kéo dài 5 – 7 năm. Bên cạnh đó, động lực và niềm tin của doanh nghiệp cần nhiền thời gian để phục hồi. Trong bối cảnh như vây, cần khuyến khích bằng việc không nên chỉ tính đến việc tăng thu mà cần sử dụng nguồn lực hiệu quả. Chính sách tài khóa không nên tập trung vào thu mà phải chi sao cho hiệu quả. Với cách làm như thế mới có thể đạt được mục tiêu của chiến lược thì 5 năm sau kinh tế đất nước mới có cơ hội bứt phá.
 
Đồ uống nói chung và bia, rượu nói riêng là thức uống không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân mà còn là nét văn hóa gắn liền với đời sống trong hiếu hỷ, tiếp khách, thờ cúng tổ tiên, liên hoan gặp mặt... Bia giờ đây được coi là thức uống phổ thông dùng để giải khát chứ không phải là mặt hàng xa xỉ như trước đây. Nếu tăng thuế, tăng giá bán thì vô hình trung khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang dùng hàng phi chính thức, rượu, bia không rõ nguồn gốc, hàng lậu, phi thương mại, dẫn tới Nhà nước thất thu thuế, doanh nghiệp chính thức, làm ăn chân chính thêm khó khăn ảnh hưởng tới việc làm của người lao động và người tiêu dùng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do sử dụng hàng không rõ nguồn gốc, không được kiểm soát chất lượng...
 
Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.