Cần tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh để phát triển doanh nghiệp

06/07/2023 - 04:32 PM
290 lượt xem
Cỡ chữ
Nhằm kịp thời nhận diện vấn đề, phản ánh thực tiễn thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, sáng 5/7/2023, tai Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp”.
 
Quang cảnh Hội thảo.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, những năm gần đây, vấn đề cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (ĐKKD) luôn là những nội dung ưu tiên của Chính phủ. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai rà soát các quy định pháp lý, nhận diện vướng mắc đang tạo rào cản đối với doanh nghiệp, trong đó có những vấn đề về ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và các thủ tục hành chính liên quan.
 
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại Hội thảo.
 
Thứ trưởng Trần Duy Đông nhận định: “Dù đã cắt bỏ, đơn giản hóa được 50% số điều kiện kinh doanh nhưng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và cải cách điều kiện kinh doanh nói riêng đã có dấu hiệu chững lại. Nhiều mục tiêu, giải pháp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn mà Chính phủ đã chỉ đạo trước đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có nhiều rào cản”.
 
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã trình bày kết quả rà soát sơ bộ về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và ĐKKD trong 15 lĩnh vực. Kết quả cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động/số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2023 chiếm 60%, cao hơn mức trung bình của các năm. Nguồn vốn đăng ký kinh doanh cũng sụt giảm đáng kể.
 
Trong suốt quá trình khảo sát, nghiên cứu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận thấy, các rào cản đăng ký kinh doanh nổi bật gồm: An toàn phòng cháy chữa cháy (nhất là Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30-12-2022 của Bộ Xây dựng ban hành; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP); giấy phép môi trường; quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; thuế doanh nghiệp…
 
TS Nguyễn Minh Thảo kiến nghị các bộ, ngành cần nghiên cứu, đề xuất cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022 và Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2023.
 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Trần Thị Hồng Minh phát biểu.
 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Trần Thị Hồng Minh chia sẻ, thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh mặc dù đã được cải thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh mạnh mẽ hơn là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn, cũng như tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể thấy, nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước đã gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng chi phí, giảm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp; giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh;… Do vậy, tác động trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế…
 
Tại Hội thảo, đại diện các hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh còn chung chung, không hợp lý, khó xác định, có sự không nhất quán trong xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
 
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh bày tỏ: “Cộng đồng doanh nghiệp rất mong Chính phủ tiếp tục quán triệt cải cách tối đa thủ tục hành chính, sửa đổi triệt để các quy định còn bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã ảnh hưởng kéo dài, gây thiệt nặng nề đối với các doanh nghiệp”...
 
Ông Nguyễn Văn Chương - Ủy viên BCH VBA, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp đồ uống đang gặp phải.
 
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chương, Ủy viên BCH Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam cho biết, các chính sách lớn sẽ tác động tới các doanh nghiệp ngành đồ uống Việt Nam hiện nay là chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và quy định về định mức chi phí tái chế (gọi tắt là Fs) dự kiến thực hiện từ 01/01/2024. Theo ông Chương, trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vẫn còn nhiều biến động khó dự đoán như hiện nay, DN vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn chưa phục hồi rõ nét, ổn định, Quốc hội và Chính phủ đang có chủ trương miễn giảm các chính sách thuế, phí nhằm hỗ trợ các DN phục hồi trong năm 2023 để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tại thời điểm này là không phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại và có thể không đạt được hiệu quả như mục tiêu Bộ Tài chính đề ra. Do đó kiến nghị, chưa sửa đổi Luật thuế TTĐB, không nên tăng thuế TTĐB ít nhất trong thời gian 2023-2025 để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi. Việc cải cách chính sách thuế cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, thực tiễn ở Việt Nam đảm bảo phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam, minh bạch, có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi, hài hòa các lợi ích: Nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Về định mức chi phí tái chế, để xuất được triển khai hợp lý theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để việc triển khai EPR hiệu quả, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp...
 
Cũng theo đại diện các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế, để có thể tháo gỡ các rào cản về điều kiện kinh doanh giúp các cộng đồng doanh nghiệp có thể thuận lợi phát triển, Chính phủ cần khôi phục Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt, chỉ đạo liên tục, nhất quán việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có việc sửa đổi các quy định pháp lý về điều kiện kinh doanh; giải quyết kịp thời, triệt để các bất cập, khó khăn của doanh nghiệp...
 
Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.