Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, sáng 10/11/2023, sau khi nghe Tờ trình 2 dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này. Nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ băn khoăn xung quanh vấn đề nồng độ cồn. Những câu hỏi “Tài xế phải có nồng độ cồn bao nhiêu mới xử phạt?”, “Có nên cấm tuyệt đối tài xế lái xe có nồng độ cồn?”… và các vấn đề thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được báo chí cập nhật những ngày qua đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Xung quanh vấn đề này cần phải xem xét ở tính thực tiễn và tính khoa học để làm sao các quy định phải phù hợp với thực tế.
Góp ý tại tổ, và được các cơ quan thông tấn báo chí cập nhật đã thu hút sự quan tâm bàn luận của đông đảo công chúng. Mở đầu là bài nhiều ý kiến của các ĐBQH đưa ra “Tối uống tí rượu, sáng hôm sau bị phạt nồng độ cồn thì không thực tế” đăng ngày 10/11 trên báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/toi-uong-ti-ruou-sang-hom-sau-bi-phat-nong-do-con-thi-khong-thuc-te-185231110130714344.htm).
Bài viết cho biết, nhiều đại biểu cho rằng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là không hợp lý.
Bài báo trích dẫn ý kiến của đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng: “Có thể nghiên cứu mức độ sao cho phù hợp với từng loại phương tiện để phù hợp với thực tiễn”. Tiếp đó là ý kiến của nhiều đại biểu khác, trong đó đại biểu Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho rằng, nên quy định cụ thể từng loại phương tiện chứ không quy định chung chung và ông cũng băn khoăn về việc cấm tuyệt đối trong máu có nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Trên tờ Dân trí ngày 10/11 có bài “ĐBQH: “Tài xế phải có nồng độ cồn bao nhiêu mới xử phạt?” (https://dantri.com.vn/xa-hoi/dbqh-tai-xe-phai-co-nong-do-con-bao-nhieu-moi-xu-phat-20231110113455144.htm). Bài viết trích ý kiến của đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động của Nghị định 100 và cần quy định rõ “phải có nồng độ bao nhiêu mới phải xử phạt?”.
Cũng trên báo Dân trí ngày 10/11 còn đăng các bài có nội dung liên quan: “Đề nghị nghiên cứu ý kiến quy định phạt nồng độ cồn quá nghiêm khắc” https://dantri.com.vn/xa-hoi/de-nghi-nghien-cuu-y-kien-quy-dinh-phat-nong-do-con-qua-nghiem-khac-20231110101640156.htm); “Tôi ủng hộ kiểm tra nồng độ cồn, nhưng nên có mức tối thiểu cho phép” https://dantri.com.vn/ban-doc/toi-ung-ho-kiem-tra-nong-do-con-nhung-nen-co-muc-toi-thieu-cho-phep-20231110075509373.htm) ... Các bài viết đều đề cập đến nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, vì cho rằng quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam.
Cũng trong ngày 10/11, tờ Thanh tra có bài “Đại biểu Quốc hội băn khoăn: Uống rượu tối hôm trước, sáng hôm sau bị phạt vì nồng độ cồn” (https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-uong-ruoutoi-hom-truoc-sang-hom-sau-bi-phat-vi-nong-do-concon-217413.html).
Bài viết đề cập đến nhóm ý kiến của các ĐBQH đề xuất nghiên cứu một tỷ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt. Đồng thời cho biết, khi thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc vì cho rằng quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam. Nhóm ý kiến này còn cho rằng, quy định trên làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Họ đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.
Cũng trong ngày 10/11, tờ Đại biểu Nhân dân đăng bài “Cần quy định cụ thể “tỷ lệ” nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị xử phạt” (https://daibieunhandan.vn/chuyen-muc-hoi-dong-nhan-dan/can-quy-dinh-cu-thety-le-nong-do-con-trong-mau-la-bao-nhieu-thi-bi-xuphat-i349544/)cho biết, về quy định cấm người tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, nhiều ĐBQH cho rằng, cần quy định cụ thể về “tỷ lệ” là bao nhiêu thì bị xử phạt.
Bài “Đại biểu Quốc hội, chuyên gia tranh luận: Có nên cấm tuyệt đối tài xế lái xe có nồng độ cồn?” đăng ngày 11/11 trên Tuổi trẻ Online (https://tuoitre.vn/dai-bieu-quoc-hoi-chuyen-gia-tranh-luan-co-nen-cam-tuyet-doi-tai-xe-lai-xe-co-nong-do-con-2023111114282219.htm) cho biết: Tại phiên thảo luận tổ đã nhận được nhiều ý kiến của ĐBQH là có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của tài xế khi tham gia giao thông không? Bài viết trích dẫn nhiều ý kiến của đại biểu, trong đó có ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) đề nghị nên nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm các quốc gia khác, không nên quy định nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức bằng “0” để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn.
Bà Hà cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn “0”. Do đó, bà đề nghị điều chỉnh thành “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/1 lít khí thở”. Cũng trong bài báo này cho biết, Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng đề nghị nên có mức giới hạn về nồng độ cồn với từng loại xe, nhưng cần thấp hơn quy định trước đây. Bởi có trường hợp uống hôm trước, nếu sáng hôm sau thổi khó về bằng 0.
Trên tờ Lao động ngày 11/11 có bài “Cần làm rõ nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt” (https://laodong.vn/giao-thong/can-lam-ro-nong-do-con-bao-nhieu-thi-bi-xu-phat-1265851.ldo). Bài viết trích dẫn ý kiến của các chuyên gia cho rằng, cần có giới hạn cụ thể về nồng độ cồn để áp dụng chế tài xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể, Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, trong dự thảo Luật cần quy định rõ nồng độ cồn là bao nhiêu mới xử phạt. Cần nghiên cứu một tỉ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn thì bị xử phạt...
Ngày 13/11, trên tờ Kinh tế Đô thị có bài “Đề xuất uống rượu, bia vượt ngưỡng mới bị phạt” https://kinhtedothi.vn/de-xuat-uong-ruou-bia-vuot-nguong-moi-bi-phat.html). Bài viết cho biết, theo Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Lý do được đưa ra là, quy định như vậy quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Các ý kiến đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự. Theo đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên để tiếp thu cho phù hợp; tiếp tục rà soát, sắp xếp các quy định cấm, liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ để bảo đảm tính thống nhất, logic.
Đặc biệt, vào chiều ngày 24/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và mọi thông tin tại cuộc thảo luận đã được nhiều báo chí phản ánh. Đơn cửt như trên tờ vnExpress ngày 24/11 đã đăng bài “Hai điểm nên thay đổi trong xử phạt nồng độ cồn” (https://vnexpress.net/hai-diem-nen-thay-doi-trong-xu-phat-nong-do-con-4677664.html). Bài viết đề xuất: Tăng khung hình phạt cho mức cao, đồng thời tạo vùng xanh cho mức thấp là hai điểm nên thay đổi để hợp tình, hợp lý. Theo tác giả: để tránh phạt sai, phạt vô tội vạ, không quan tâm tới tính “hợp tình”, thì chắc chắn nên có vùng xanh và không thể bắt đầu từ 0 được.
Cũng trong ngày 24/11 trên Cổng thông tin Điện tử Quốc Hội đã đăng bài “Cân nhắc quy định ‘cứng’ nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông” (https://quochoi. vn/hoatdongdbqh/Pages/tin-hoat-dong-daibieu). Bài viết cho biết, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên không nên quy định “cứng” về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo bài viết này, nhiều cử tri đồng tình với việc cần xử phạt những hành vi uống rượu gây tai nạn giao thông, song nên quy định việc cấm người điều khiển phương tiện uống rượu đến mức nào đó, vì thực tế cho thấy rượu, bia và nồng độ cồn chỉ có hại khi uống quá, còn nếu chưa quá thì chưa nguyhiểm. Đồng thời, quy định này cũng có nội dung chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, cũng như góc độ sinh học… Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng quy định này trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, các căn cứ khoa học, tính khả thi...
Bên cạnh các thông tin phản ánh ý kiến các đại biểu được nhiều cơ quan thông tấn báo chí đăng tải, trên tờ Pháp luật TP HCM ngày 25/11 đăng tải bài viết “Ngẫm về tranh luận nồng độ cồn ở Quốc hội” (https://plo.vn/ngam-ve-viec-tranh-luan-nong-do-con-o-quoc-hoi-post763323.html) đã đưa ra nhận định như một lời kết luận rằng: “Vẫn cần trông vào Quốc hội bởi sẽ không có một chính sách nào, một đạo luật nào hài hòa cho tất cả”.