Đại biểu Quốc hội, chuyên gia tranh luận: Có nên cấm tuyệt đối tài xế lái xe có nồng độ cồn?

13/11/2023 - 10:01 AM
54 lượt xem
Cỡ chữ

Đại biểu Trịnh Xuân An bày tỏ ủng hộ việc cần cấm tuyệt đối tài xế khi lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Ảnh: GIA HÂN

Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, nội dung nhận được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của tài xế khi tham gia giao thông không?

Đã uống rượu bia nhất quyết không được lái xe

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại biểu Trịnh Xuân An, ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cho biết ông ủng hộ quy định trong dự luật cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 

Theo ông An, quá trình thẩm tra dự luật cũng có các ý kiến bày tỏ băn khoăn về quy định này có quá khắt khe quá không?

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ là quy định này không cấm người dân uống rượu bia, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán xá mà chỉ cấm người dân đã uống rượu bia thì không được lái xe.

 

Vấn đề này liên quan đến an toàn trật tự giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi tham gia giao thông. Ông dẫn chứng lại đã có không ít vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng xảy ra do tài xế có uống rượu bia, say xỉn.

 

Cũng theo ông An, thực tế trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã quy định rõ nội dung này và thời gian qua việc thực hiện quy định uống rượu bia không lái xe đã chứng minh tính hiệu quả.

 

"Mỗi người có suy nghĩ, ý kiến khác nhau. Song tôi cho rằng cần phải nhất quán và tiếp tục làm quyết liệt việc tài xế đã uống rượu bia là không được lái xe.

 

Đây là chủ trương tốt, đang triển khai. Điều quan trọng cần làm chặt chẽ nhưng không gây ảnh hưởng, phiền hà đến người dân.

 

Cần nói thêm, nếu đã nói đi nhậu không thể có chuyện uống một hai giọt xong lái xe ra đường. Vì vậy, cần xác định đã uống rồi thì không lái xe mà gọi taxi, xe ôm... đi về", ông An nhấn mạnh.

 

Nguyên chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho hay thực tế hiện nay trên thế giới có nhiều quy định khác nhau về nồng độ cồn. Trong đó, có nước cấm tuyệt đối nhưng có nước vẫn cho một tỉ lệ giới hạn nhất định.

 

Tuy nhiên, ông Thanh nêu quan điểm là cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn.

 

"Tôi cũng thích uống chút rượu, bia trong bữa ăn, liên hoan nhưng quan điểm của tôi là phải cấm tuyệt đối tài xế uống rượu bia, có nồng độ cồn. Chỉ cần xác định có nồng độ cồn phải xử lý và tùy theo nồng độ bao nhiêu sẽ bị phạt các mức khác nhau.

 

Thực tế, có những nước nếu tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng, dù chưa gây tai nạn, hậu quả nghiêm trọng vẫn có thể bị phạt rất nặng, thậm chí nếu tái phạm sẽ bị phạt tù", ông Thanh nói và chỉ rõ cần tiếp tục kiên trì làm quyết liệt vấn đề này.

Tránh để hiểu cứ có nồng độ cồn là vi phạm

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) đề nghị nên nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm các quốc gia khác, không nên quy định nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức bằng “0” để tránh tình trạng người được kiểm tra “dương tính giả” với nồng độ cồn.

 

Bà dẫn chứng theo nghiên cứu y học, ở trạng thái bình thường của cơ thể trong máu luôn duy trì nồng độ cồn nhất định ở mức 0,03%, hoặc có trường hợp trong cơ thể có nồng độ cồn do các yếu tố như ăn, uống các thực phẩm lên men trong dạ dày, thuốc điều trị.

 

Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ quy định giới hạn nồng độ trong máu hoặc hơi thở ở mức lớn hơn “0”.

 

Do đó, bà đề nghị điều chỉnh thành “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/1 lít khí thở”.

 

Việc này để phù hợp với các quy định tại nghị định số 100 được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 123/2021 của Chính phủ và tránh điều luật bị hiểu theo hướng là cứ có nồng độ cồn là vi phạm.

 

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng đề nghị nên có mức giới hạn về nồng độ cồn với từng loại xe, nhưng cần thấp hơn quy định trước đây. Bởi có trường hợp uống hôm trước, nếu sáng hôm sau thổi khó về bằng 0.

Theo: tuoitre.vn

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông

Chiều 24/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó, nội dung về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhận được nhiều ý kiến góp ý và tranh luận từ các đại biểu.

Cân nhắc quy định “cứng” nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Góp ý vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên không nên quy định “cứng” về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nghiên cứu bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe.

Hàng loạt thương hiệu thực phẩm, đồ uống nổi tiếng thế giới hội tụ tại Food & Hotel Hanoi 2023

Sáng 21/11, Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ (Food & Hotel Hanoi 2023) đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội với sự góp mặt của nhiều thương hiệu thực phẩm, đồ uống nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Quảng cáo và mua tạp chí