Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

03/07/2024 - 02:07 PM
384 lượt xem
Cỡ chữ

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Kinh doanh ế ẩm – hàng quán đìu hiu

Thương hiệu PQ. với hệ thống nhà hàng khá nổi tiếng nằm trên nhiều con phố lớn của Hà Nội lâu nay vẫn là địa chỉ được thực khách lựa chọn để tổ chức các buổi liên hoan gặp mặt, hội họp... Với thực đơn phong phú và cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo, đặc biệt là tại đây luôn có bia hơi Hà Nội tươi ngon chính là những điểm mạnh để nơi đây được thực khách ưu tiên tìm đến.

Các nhà hàng, quán ăn lượng khách giảm mạnh do lo ngại thổi nồng độ cồn (Ảnh: thanhnien.vn

Nhớ lại khoảng thời gian trước khi dịch Covid-19 xảy ra, anh Xuân Hoàng, quản lý nhà hàng cơ sở Cầu Giấy cho biết, lúc trước nếu khách có nhu cầu ăn uống thì phải phải đặt bàn từ trước, vì từ trưa cho đến tối muộn gần như lúc nào cũng kín khách. Thời điểm đó, anh em chạy bàn, cũng như bộ phận bếp phải làm việc hết công suất... Trái ngược với khung cảnh ấy, khoảng gần 4 năm trở lại đây, nhà hàng luôn nằm trong cảnh vắng vẻ, đìu hìu, nhất là buổi trưa chỉ có một vài nhóm khách gần đó thường qua ăn uống nhẹ nhàng với vài cốc bia hơi để giải khát, chứ không có khách ở xa đến do lo ngại bị thổi nồng độ cồn. Buổi tối tuy có đông hơn nhưng cũng hiếm khi kín bàn, nhiều người chỉ ăn chứ không dám uống cũng vì lo bị thổi nồng độ cồn.

“Có nhiều nhóm khách đặt vấn đề ăn uống xong muốn gửi lại xe để đón taxi về, nhưng nhà hàng không có bãi để xe, cũng không có dịch vụ trông xe nên họ lại đi tìm quán khác. Từ khi các cơ quan chức năng xiết chặt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, nhà hàng giảm 50 – 70% lượng khách. Chúng tôi cũng phải cắt giảm nhân sự chạy bàn và bếp vì không lo được tiền lương cho người lao động. Không chỉ chúng tôi trong hoàn cảnh này đâu, bạn bè tôi làm tại nhiều nhà hàng lớn khác cũng kể như vậy”, anh Hoàng chia sẻ.

Tình cảnh trên không chỉ xảy ra với những nhà hàng tên tuổi, năm trên phố lớn, mà ngay trên nhiều phố nhỏ cũng không khá hơn. Đơn cử như nhà hàng PG. nằm trên một con phố nhỏ tại quận Tây Hồ trong vòng 4 năm qua đã đổi chủ 3 lần. Lần nào cũng thế, những ngày đầu chủ mới khai trương, nhà hàng luôn rộn ràng tiếng nhạc, tiếng loa giới thiệu các chương trình khuyến mại như mua 3 tặng 1, giảm 10% tổng hóa đơn... Khách đến ăn khá đông, chúc tụng rộn ràng, họ đa phần là bạn bè thân quen của ông bà chủ đến ăn uống để ủng hộ, nhưng rồi một vài tuần sau cảnh hiu hắt lại quay trở lại. Theo anh Mạnh Hà, chủ hiện tại của nhà hàng cho biết, việc kinh doanh khó khăn một phần là do kinh tế khó khăn khiến mọi người phải thắt chặt chi tiêu, nhưng đặc biệt hơn vẫn là vấn đề xiết chặt nồng độ cồn khiến mọi người vô cùng e ngại. “Tôi là chủ thứ 3 tiếp tục kinh doanh tại nhà hàng này trong vòng 4 năm trở lại đây. Ban đầu mình cũng hăm hở lắm vì thấy mặt bằng nhà hàng rất đẹp, chủ cho thuê đất cũng để mức giá chấp nhận được, cơ sở vật chất được các chủ trước để lại còn khá mới, giá rẻ... Mặc dù có nhiều yếu tố để mình tin tưởng kinh doanh thắng lợi, nhưng bước vào rồi mới thấy khó. Chả biết khách khứa đi đâu hết cả. Bạn bè thì không thể ủng hộ mãi, chưa kể ăn uống xong, khi trở về nếu gặp đội kiểm tra nồng độ cồn sẽ phải đối diện với mức phạt rất nặng”, anh Hà trăn trở.    

Cảnh quán nhậu vắng vẻ tại nhiều con phố không còn xa lạ kể từ đại dịch COVID-19 cuối năm 2019 đến nay. Vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ tuy có cải thiện hơn nhưng không vì thế khiến việc kinh doanh nhà hàng cải thiện. Nói như anh Mạnh Hà, nếu mọi thứ không cải thiện, chắc anh cũng chỉ trụ được đến cuối năm.  

Ngành bia khốn đốn, có nhà máy phải dừng hoạt động

Mới đây, Heineken Việt Nam đã quyết định tạm dừng hoạt động nhà máy bia tại Quảng Nam (thị xã Điện Bàn), với lý do từ sau giai đoạn COVID-19, ngành kinh tế nói chung, bao gồm ngành bia đã đối diện nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dẫn đến sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó là những thay đổi trong hành vi và thói quen của người tiêu dùng liên quan đến quy định về nồng độ cồn khiến thị trường bia Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Điều này đã phản ánh chân thực sự khốc liệt của của thị trường kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam hiện nay.

Thông tin từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia giảm 11% doanh thu và 23% lợi nhuận trước thuế trong năm 2023. Trước đó, năm 2022, ngành này cũng chịu tăng trưởng âm 7%. Cụ thể, Báo cáo tài chính năm 2023 của các công ty bia lớn cho thấy, doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều giảm, một số công ty chỉ đạt 60% - 74% kế hoạch đề ra. Trong năm /2024, trước bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, xung đột một số nước vẫn căng thẳng, tình hình xiết chặt kiểm soát nồng độ cồn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu... báo hiệu một năm tiếp tục khó khăn của ngành bia, rượu. Đặc biệt, thông tin dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (Sửa đổi) đề xuất tăng lên tới 100% thì thật sự là “cú sốc” lớn và khiến cho các doanh nghiệp bia, rượu khó mà trụ nổi trong bối cảnh ngày càng khó khăn như hiện nay.

Theo PGS – TS. Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành đồ uống đã phải đón nhận "nhiều cú sốc" liên tục trong thời gian mấy năm gần đây. Vừa đi qua “cú sốc” của đại dịch, chưa kịp phục hồi thì chính sách cồn zero thực thi gắt gao trong thời gian dài tác động tới doanh số của các công ty sản xuất, phân phối mặt hàng đồ uống có cồn. Đặc biệt, các doanh nghiệp bia phải chịu nhiều hạn chế ít nhất từ 4 Luật lớn: Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Thương mại điện tử... Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cắt giảm thuế giá trị gia tăng 2% không được áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn.

Sức tiêu thu giảm, nhiều nông sản Việt Nam rơi vào cảnh “được mùa mất giá” (ảnh: baonghean.vn)

Những tác động trên khiến các hệ thống nhà hàng, quán ăn lượng khách giảm mạnh dẫn tới phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân viên, giảm quy mô... Kéo theo ảnh hưởng tới cả chuỗi cung cấp, trong đó có cả nông dân. Có thể lấy ví dụ, vụ việc xảy ra hồi đầu năm 2024, một chợ đầu mối lớn phía Nam đã phải kêu cứu vì tình hình kinh doanh của các thương nhân tại chợ diễn ra vô cùng khó khăn. Sản lượng tiêu thụ tại chợ chỉ đạt 2.100 tấn/ngày, giảm 10-20% so với cùng kỳ các năm trước. Đại diện chợ cho hay, tình hình khó khăn này đã kéo dài từ năm 2021 đến nay do tình hình kinh tế chung, hàng quán, quán ăn vắng khách nên chợ cũng ế ẩm theo.

Một nguyên nhân khác của khó khăn là lượng cầu tiêu thụ đang giảm. Báo cáo của Công ty Chứng khoán Funan (FNS) chỉ ra, rủi ro với doanh nghiệp ngành bia là nhu cầu chưa có tín hiệu cải thiện, bởi người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu (malt, gạo, vỏ lon) tăng 20-40%, khiến chi phí sản xuất leo thang. Điều này buộc doanh nghiệp đội giá bán và người tiêu dùng phải "gánh" phần chi phí đội lên này. Giá cao trong khi nhu cầu giảm càng khiến khó chồng khó.

Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong ngành, đại diện VBA cho biết: Trước mắt với đề xuất tăng thuế TTĐB "sốc" hiện nay, VBA có văn bản góp ý chính thức gửi tới Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội cân nhắc xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý để tránh gây "sốc" , ổn định thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế trong trong thời gian tới.

“Tăng thuế chỉ là một giải pháp, Chính phủ cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp, thực thi nghiêm chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, chống thất thu ngân sách và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”, ông Việt nhấn mạnh.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Đề xuất chưa áp Thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Sáng ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của Dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường”. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.

Ngành Đồ uống Việt Nam tích cực chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ

Do hậu quả của bão lũ tại nhiều tỉnh thành ở Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc, vừa qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống đã tổ chức các đoàn công tác từ thiện đến thăm và hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ với mong muốn động viên, chia sẻ với đồng bào sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống

Đoàn công tác từ thiện ngành Đồ uống Việt Nam hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Ngày 23/9/2024, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về thôn Gò Sỏi (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) trao tặng quà hỗ trợ HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng vừa bị thiệt hại nặng nề sau bão số 3 Yagi gây ra.

Cân nhắc không bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Góp ý dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khoa học, công bằng của sắc thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách bền vững

Đoàn từ thiện VBA trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước cho người dân vùng ngập lụt ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sáng 18/9, Đoàn từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã về UBND xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) trao tặng 50 triệu đồng và 300 thùng nước Dasani của Coca - Cola Việt Nam cho người dân vùng ngập lụt ở 2 thôn Đa Hội và thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Đoàn từ thiện ngành Đồ uống tặng 50 triệu đồng và 650 thùng nước uống cho người dân bị sạt lở đất, ngập lụt ở Yên Bái

Sáng 16/9, Đoàn công tác từ thiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Công đoàn VBA với sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Người tiêu dùng thêm nỗi lo bia giả, nhái các thương hiệu

Giống như nhiều loại mặt hàng tiêu dùng trên thị trường, bia cũng là mặt hàng được làm giả, nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khiến cơ quan chức năng rất khó khăn để phát hiện, xử lý. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần “mạnh tay” xử lý để không gây tổn thất đến doanh nghiệp làm ăn chân chính và bảo vệ người tiêu dùng.

Nước giải khát kém chất lượng: Nỗi lo của người tiêu dùng

Thị trường nước giải khát hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm chính hãng, tình trạng nước giải khát nhái thương hiệu, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, sức khỏe người sử dụng.

Đoàn công tác từ thiện VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam trao quà cho người dân ngập lụt ở Văn Giang, Hưng Yên

Sáng 14-9, chuyến công tác từ thiện đợt 2 của Chương trình "Ngành Đồ uống Việt Nam chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam phát động đã được thực hiện tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chương trình có sự đồng hành của các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam.

Quảng cáo và mua tạp chí