Định mức chi phí tái chế cần phù hợp, khoa học và hiệu quả

28/06/2023 - 04:17 PM
255 lượt xem
Cỡ chữ

Sáng 28/6, Liên đoàn Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý về dự án định mức chi phí tái chế thực hiện thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (Fs).

Quang cảnh Hội thảo

Chủ trì Hội thảo có ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Nguyễn Hữu Tiến – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, đại diện các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tái chế. Đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, bà Chu Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký đã tới dự và trình bày tham luận

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, VCCI nhấn mạnh, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là điểm rất tiến bộ trong Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.

          Với tinh thần ủng hộ Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) cũng sẽ cam kết thực hiện tốt nhất trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), chủ động nghiên cứu các giải pháp tái chế, xử lý bao bì đặc thù bao gồm nguyên liệu nhôm, thuỷ tinh, nhựa, giấy v.v. 

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VBA phát biểu tại

Hội thảo

Tại Hội thảo bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VBA, đại diện cho ngành đồ uống cho biết: “Định mức chi phí tái chế Fs hiện nay đang còn nhiều bất cập nhất là các nghiên cứu tham vấn Fs đang có kết quả khác nhau và độ tin cậy chưa cao và chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam, cụ thể: Fs cho bao bì nhôm là 6180 đồng/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1250đồng/kg. Định mức tái chế rất cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao.”

Theo bà Vân Anh, khảo sát với doanh nghiệp trong Hiệp hội cho thấy, có 70% doanh nghiệp sẽ rất khó thực hiện, 80% doanh nghiệp khó khăn khi phải chuẩn bị cả nguồn lực cả chi phí và hệ thống để tái chế; trong khi chỉ có 61% doanh nghiệp mới tiếp cận ở mức thông tin.

Không chỉ tính theo mức cao, mà việc tính phí tái chế cũng chưa hợp lý. Công thức tính Fs hiện nay hoàn toàn bỏ qua giá trị sản phẩm thu hồi được sau tái chế.  Với những vật liệu giá trị thu hồi cao như nhôm, giấy carton, nhựa cứng: nhà tái chế đang có lãi, việc yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý, vì giá cả hàng hóa sẽ tăng khi không cần thiết, người tiêu dùng chịu thiệt hại.

Với những vật liệu giá trị thu hồi thấp, như túi ni-lon, bao bì giấy hỗn hợp: ít được tái chế vì lỗ, nguy cơ với môi trường cao cần nhà sản xuất đóng góp hỗ trợ nhà tái chế.

Đối với chi phí quản lý hành chính 3% theo bà Chu Thị Vân Anh là chưa phù hợp. Tại Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường: “Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại Khoản 1 điều này” không quy định khoản đóng góp này dùng để chi trả cho chi phí quản lý hành chính.

Mặt khác, tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP: “Lãi tiền gửi ngân hàng của số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu. Chi phí quản lý hành chính trích từ lãi tiền gửi ngân hàng của khoản đóng góp, chứ không phải trích trực tiếp từ khoản đóng góp.

Theo khảo sát riêng của VBA, hiện nay lượng bao bì ra thị trường của ngành đồ uống khoảng 700 triệu kg sản phẩm tái chế/năm. Vì vậy với mức quy định như hiện nay sẽ phải đóng góp hơn 1 tỷ/năm chi phí hành chính, chưa kể các ngành khác nếu phải đóng góp vào sẽ rất lớn.

Hệ số điều chỉnh đối với các vật liệu bao bì dễ thu gom, tái chế là chưa phù hợp. Ví dụ: Hệ số 0,3 cho nhôm, giấy carton, chai nhựa PET. Thực tế các bao bì này đã được thu hồi hầu như hoàn toàn, hầu như không có nguy cơ với môi trường, nhà tái chế đã có lãi. Theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn hệ số điều chỉnh bằng 0 mới là hợp lý.

Với quy định Fs hiện nay trong dự thảo, với phân tích của ngành đồ uống, bao bì chai PET sẽ phải cộng thêm chi phí là 51 đồng/chai, một lon nhôm tăng thêm 41 đồng. Giá bao bì tăng lên sẽ cộng vào giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tâm lý của người tiêu dùng khi sản phẩm tăng giá trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Đại diện ngành Đồ uống có kiến nghị như áp dụng hệ số 0 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi cao hơn chi phí tái chế. Bỏ chi phí quản lý hành chính 3%. Các vật liệu khác: Fs không nên cao hơn mức trung bình thế giới. Nên sử dụng đề xuất của PRO cho bao bì mềm đơn lớp, đa lớp, giấy hỗn hợp, đề xuất của CGTV ngày 23/3/2023 cho chai lọ thủy tinh.

Để lộ trình EPR phù hợp với thực tiễn hơn, trong 2 năm đầu (2024 và 2025): hướng dẫn thi hành, chưa xử phạt. Có cơ chế tạo thị trường cho vật liệu tái chế; Được thực hiện trách nhiệm hỗn hợp với từng loại bao bì: tự tái chế + nộp tiền cho phần còn thiếu; Thay đổi cách nộp từ nộp tạm ứng vào đầu năm 2024 sang nộp theo quyết toán số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024 để doanh nghiệp có cơ hội quay vòng vốn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp của một số hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là một điểm rất tiến bộ khi đề cập trong của Luật Bảo vệ Môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai. Việc thực thi cho hàng ngàn loại bao bì, sản phẩm là rất phức tạp, cần hướng dẫn chi tiết. Nhiều loại bao bì, sản phẩm còn chưa có công nghệ tái chế, chưa có nhà tái chế nên nhiều doanh nghiệp không có sẵn giải pháp. Nếu áp dụng ngay việc xử phạt với mức phạt rất cao sẽ rất khó khăn và bất cập cho doanh nghiệp khi chưa được hướng dẫn đầy đủ về quy định mới. Theo đó, cần có lộ trình áp dụng EPR một cách hợp lý.

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.