Doanh nghiệp ngành Đồ uống thêm khó khăn do nguyên liệu đầu vào tăng cao, người tiêu dùng giảm chi tiêu...

27/03/2022 - 08:00 AM
488 lượt xem
Cỡ chữ
Mấy năm gần đây, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam liên tiếp gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu sự tác động của đại dịch Covid-19 , ảnh hưởng của các chính sách hạn chế đồ uống có cồn, và gần đây nhất là cuộc xung đột Nga và Ukraine khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao. Các doanh nghiệp trong ngành khó mà trụ nổi nếu có thêm những tác động lớn nữa. Trong khi đó người tiêu dùng lại đang cắt giảm chi tiêu, nhu cầu sử dụng bia rượu sụt giảm, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp giảm mạnh…

alt
Người tiêu dùng cũng đắn đo khi lựa chọn sản phẩm đồ uống do dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn.
Doanh thu giảm, chi phí đầu vào lại tăng cao

Cùng với ngành thực phẩm, ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Đây là ngành huy động nhiều nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và tham gia đóng góp ngân sách mỗi năm; góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, ngành Đồ uống đã chịu tác động kép từ dịch Covid-19 và Nghị định 100 dẫn đến năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện nay hoạt động ở mức dưới 80% so với trước đại dịch.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, doanh thu toàn ngành Đồ uống đã giảm 16% so với năm 2019, từ đó dẫn tới lợi nhuận thuần toàn Ngành giảm tới 67% so với năm 2019. Mức độ suy giảm nghiêm trọng nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước với đại đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mức giảm 74%. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bao khó khăn, khó trụ nổi trước những gánh nặng liên tiếp trong 3 năm gần đây. Ngay cả với những doanh nghiệp tiềm lực và quy mô lớn hơn cũng phải mất nhiều năm để có thể quay trở lại mức phát triển như trước đại dịch.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành Đồ uống trong tháng 5-2021 giảm 0,5% so với tháng 4. Sản lượng sản xuất ngành Bia, theo số liệu của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) năm 2021 đạt khoảng 4.050 triệu lít, giảm 7,7% so với năm 2020.

Từ năm 2020, hoạt động sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống ở mức dưới 80% so với trước đại dịch. Trong khi hơn 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch… thì có đến 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu.

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành Đồ uống đều ghi nhận sự sụt giảm doanh thu trong năm 2021. Doanh thu thuần của một số doanh nghiệp giảm 6-7% so với cùng kỳ năm trước.

Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới việc làm, thu nhập nên nhiều người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu nhiều mặt hàng, trong đó có sản phẩm đồ uống. Nguyên nhân là do một số tháng trong năm 2020 và năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên một số địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập, ăn uống nơi công cộng. Dịch bệnh phức tạp kéo dài, ngày càng nhiều người nhiễm bệnh, người dân hạn chế tụ tập ăn uống, gặp mặt, sức tiêu thụ đồ uống của người dân cũng giảm theo. Từ đó tạo nên thói quen ngại ra quán ăn uống của một bộ phận người tiêu dùng. Vì vậy, ngành đồ uống cũng như ngành du lịch, nhà hàng, quán ăn chịu thiệt hại lớn, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, nhiều nhà hàng phải đóng cửa...

Việc Nghị định 100 có hiệu lực từ 01/01/2020 đúng với thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở trong nước cũng làm cho người tiêu dùng giảm sử dụng đồ uống có cồn, hạn chế ra quán, điều đó khiến cho ngành kinh tế đồ uống chịu tác động kép, dẫn tới giảm sản lượng, giảm doanh thu... Sau 2 năm triển khai Nghị định 100, theo phân tích của SSI Research, người tiêu dùng đã có xu hướng điều chỉnh thói quen uống rượu bia của mình, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Người dân đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (taxi, dịch vụ gọi xe) sau khi sử dụng rượu, bia vì sự an toàn của chính họ.  

Bước sang năm 2022, ngoài việc chịu tác động kép kể trên, các doanh nghiệp ngành Đồ uống tiếp tục gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, nguyên liệu nhập khẩu tăng, giá xăng dầu tăng... Do giá xăng dầu tăng cao nên người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu các mặt hàng khác, trong đó có bia, rượu. Các doanh nghiệp ngành Đồ uống đứng trước những khó khăn chưa từng có khi cùng lúc chịu nhiều tác động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc làm của người lao động.

Trước những khó khăn, thách thức của ngành Đồ uống - một ngành kinh tế đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thiết nghĩ nhà nước nên có thêm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt để phục hồi và phát triển sản xuất. Việc đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) biệt trong giai đoạn này là chưa phù hợp bởi sẽ làm cho các doanh nghiệp thêm khó khăn, người tiêu dùng giảm mua, doanh thu sẽ tiếp tục giảm và việc nộp ngân sách sẽ giảm theo, người lao động mất việc làm... Trong giai đoạn khó khăn này, các chính sách nên tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp phục hồi kinh tế, yên tâm sản xuất, kinh doanh, từ đó sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội.

Nguyễn Anh
 

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.