Đôi điều về lựa chọn và sử dụng rượu ở Việt Nam hiện nay

19/06/2023 - 04:52 PM
545 lượt xem
Cỡ chữ

Thời gian gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế việc lạm dụng sử dụng rượu. tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rượu là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam, và việc uống rượu đã trở thành một truyền thống lâu đời trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.

Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về hai khía cạnh liên quan đến việc lựa chọn sử dụng rượu để độc giả có thể hiểu kỹ hơn.

Vấn đề thứ nhất chúng ta bàn tới, đó là chất lượng rượu. Thay vì nói chung về các chỉ tiêu chất lượng rượu, ở đây chúng tôi nói đến độc tố methanol - mà gần đây là nguy cơ gây ra rất nhiều vụ ngộ độc dẫn tới tử vong.

Rượu dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc không được kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Theo số liệu ở đề tài luận văn tiến sỹ Y học “Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực, phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp Methanol” năm 2021 của tác giả Hà Thị Bích Vân: Uống 30-100ml methanol nguyên chất có thể gây tử vong, liều nhỏ hơn 5ml gây giảm thị lực thậm chí gây mù.

Và theo bác sỹ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): Chỉ cần 10ml methanol trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn. Một người lớn có thể ngộ độc phải cấp cứu khi uống 1ml dung dịch 100% là methanol. Ngoài ra bạn có thể bị mù, ngộ độc dẫn tới tử vong nếu uống và đưa chỉ 30 ml dung dịch nồng độ 40% methanol vào cơ thể.

Ngoài ra, BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều axít formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch”.

Đó là lời cảnh báo đơn giản để độc giả có thể hình dung phần nào về tác hại vô cùng nguy hiểm của việc ngộ độc Methanol.

Tiếp theo chúng tôi đề cập về quy định của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng rượu. Chúng tôi đưa bàn luận dựa trên dòng rượu phổ thông nhất, đó là rượu trắng. Theo TCVN, rượu trắng được phân thành rượu trắng chưng cất và rượu trắng pha chế. Tuy nhiên quy định về độc tố methanol trong rượu trắng còn tồn tại “bất cập”, cụ thể như sau: Tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7043:2013 quy định hàm lượng methanol đối với rượu trắng chưng cất và rượu trắng pha chế lần lượt tối đa là 2000mg/lít và 100mg/ lít. Như vậy, cùng là rượu trắng nhưng bản thân quy định về độc tố methanol còn trong rượu chênh nhau tới 20 lần. Mong rằng cơ quan quản lý Nhà nước sớm rà soát để quy định chung về tiêu chuẩn rượu, ví dụ hàm lượng methanol trong rượu trắng không được lớn hơn 100mg/lít Ethanol 100% chứ không phân biệt phương pháp, quy trình sản xuất.

Vấn đề thứ hai chúng tôi đề cập đến là nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo quy định hiện tại rượu trên 20% có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 65% và rượu dưới 20% có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%. Nhà nước đang có lộ trình tiếp tục tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu (cùng một số mặt hàng khác). Tuy nhiên nếu không kiểm soát chặt thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ càng tăng thuế thì Nhà nước càng thất thu thuế do tồn tại nhiều đơn vị cá nhân trốn thuế trong khi các đơn vị làm ăn chân chính gặp nhiều khó khăn hơn do chi phí, giá thành tăng cao.

Một thực tế đáng buồn là hiện tại ở thị trường Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều rượu không đảm bảo chất lượng và được bán rộng rãi mà không nộp thuế cho nhà nước. Hiểu một cách đơn giản là người sản xuất kinh doanh loại rượu này đã đồng thời “trốn” cả về chất lượng lẫn trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước. Điều này gây tác hại rất lớn cho xã hội ở các khía cạnh: Người tiêu dùng sử dụng rượu không đạt tiêu chuẩn gây nguy cơ về mất an toàn thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của mình và người thân; Nhà nước thất thu thuế; làm cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc bị thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh.

Để giải quyết việc này thì phải đồng bộ nhiều giải pháp và từ nhiều phía. Các cơ quản lý nhà nước cần rà soát các quy định về tiêu chuẩn, sản xuất, cung ứng rượu cho phù hợp cũng như siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát và truy cứu hành vi sản xuất, kinh doanh rượu không tuân thủ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, rất cần người tiêu dùng tự nhận thức, tự ý thức để lựa chọn sản phẩm rượu an toàn, đạt chuẩn để tự bảo vệ mình và người thân.

Để thay cho lời kết, chúng tôi xin trích dẫn năm lý do mà nhiều người tiêu dùng lựa chọn rượu không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ (theo kết quả mẫu điều tra được kết luận trong chuyên khảo “Tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam: Một số kết quả Điều tra quốc gia” do Viện dân số và các vấn đề xã hội thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2018) để độc giả tự “soi mình” đã từng hoặc đang viện dẫn các lý do này không

1. Lý do sử dụng rượu tự nấu không có nhãn mác phổ biến nhất được người dân cho biết là do nó rất dễ mua so với các loại rượu có nhãn mác thương mại khác.

2. Lý do sử dụng rượu tự nấu không nhãn mác phổ biến thứ hai chính là quan niệm của người dân về loại rượu này. Họ cho rằng đây là loại rượu truyền thống của địa phương nên ưa chuộng và sử dụng. Nhiều người có niềm tin là các loại rượu tự nấu được nấu bởi các gia đình trong địa phương họ đang sinh sống (họ hàng, láng giềng), họ nghĩ rằng như vậy là họ đã biết về nguồn gốc của rượu và vì thế uống rượu tự nấu an toàn hơn so với các loại rượu có nhãn mác, có thể đó lại là rượu giả/nhái.

3. Lý do tiêu dùng quan trọng thứ ba lại chính là lý do kinh tế, nhiều người cho biết họ đã uống loại rượu tự nấu, không có nhãn mác vì loại rượu này thường rẻ hơn các loại rượu thương mại chính hãng.

4. Lý do tiêu dùng quan trọng thứ tư mới là quan điểm ưa thích loại rượu này xét về vị giác hay chất lượng rượu. Nhiều người cho rằng rượu tự nấu ngon hơn, có chất lượng hơn các loại rượu thương mại chính hãng hay rượu tự nấu có nồng độ cồn mạnh hơn so với các loại rượu thương mại chính hãng.

5. Một số lý do khác như uống các loại rượu tự nấu, không có nhãn mác vì được đặt sẵn trên bàn tiệc hay được các bạn mời, rủ uống chiếm tỷ lệ không nhiều.

Huy Nam

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.