Hội thảo “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống và Tác động đối với thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại…”

20/11/2019 - 09:00 AM
153 lượt xem
Cỡ chữ
Sáng 19-11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Công nghiệp Thực phẩm Châu Á (FIA) tổ chức Hội thảo “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống và Tác động đối với thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại tại Việt Nam và khu vực”.

alt
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo.

Tới dự Hội thảo có ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA, ông Nguyễn Tiến Vỵ - Phó Chủ tịch Thường trực VBA, ông Steven Bartholomeusz – Giám đốc Chính sách Hội Công nghiệp Thực phẩm Châu Á, đại diện Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), đại diện các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát Việt Nam. 
 
alt
Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu tới dự.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: “Thuế là một trong những công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Các tác động của chính sách thuế đến các chủ thể trong nền kinh tế là rất quan trọng. Trong những năm qua, hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại - gắn với mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống tác động rất lớn tới tiêu thụ hàng hóa”.
 
alt
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Vũ Bá Phú, thực phẩm và đồ uống là hàng hóa thiết yếu của đời sống. Số liệu khảo sát 2018 đã chỉ ra rằng, thực phẩm - đồ uống hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35%), chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Các sản phẩm thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh có mức tăng trưởng cao nhất và có tiềm năng rất lớn của Việt Nam
Bộ Công Thương đã xếp ngành công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và có định hướng, chiến lược phát triển trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác tối đa nguyên liệu trong nước, tạo sản phẩm đa dạng, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao, để hình thành ngành kinh tế mạnh, hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới.
 
alt
PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
báo cáo tham luận về thực trạng sản xuất đồ uống và chính sách thuế ở Việt Nam.

Đi đôi với những tiềm năng phát triển là những yếu tố thách thức từ môi trường vĩ mô và vi mô, bao gồm thách thức về những vấn đề chính sách quản lý, chính sách thuế, có tác động đến xu hướng tiêu dùng; các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ; cạnh tranh khốc liệt; nhu cầu tiêu dùng khắt khe.
Nghiên cứu để cải thiện thành phần dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm là chiến lược sống còn của các doanh nghiệp trong ngành. Không chỉ để đáp ứng xu hướng tiêu dùng và mà còn để đáp ứng các yêu cầu chính sách, theo hướng đổi mới sản phẩm, thích ứng với các nền tảng công nghệ mới, chủ động nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, minh bạch trong công bố chất lượng sản phẩm,
 
alt
Ông Steven Bartholomeusz – Giám đốc Chính sách FIA chia sẻ về chính sách
đối với đồ uống có đường ở một số quốc gia trên thế giới.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ quan liên quan đã tích cực tổ chức các hoạt động nhằm tìm ra giải pháp trước những thách thức đối với ngành. Các chủ đề được Nghiên cứu như: Hỗ trợ ngành cải tiến và đổi mới sản phẩm với Chiến lược Phát triển Nguyên liệu an toàn hơn cho sức khỏe; Xu hướng tiêu dùng quyết định bối cảnh toàn ngành; Cung cấp sản phẩm an toàn hơn, giảm thiểu hàm lượng đường, muối, mỡ; Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thực phẩm: Tập trung vào hàm lượng chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
 
alt
Đại diện Hội Công nghiệp Thực phẩm Châu Á (FIA) chia sẻ thông tin tại Hội thảo.
Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, theo chỉ đạo của Chính phủ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các Bộ/ngành, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức và doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh nhiều hoạt động, giải pháp cụ thể trong việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm từng bước gia tăng giá trị xuất khẩu của thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
 
alt
Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội dự Hội thảo.
Các chương trình mục tiêu của Cục Xúc tiến thương mại bao gồm: Chương trình XTTM Quốc gia; Chương trình Thương hiệu Quốc Gia; Chương trình hỗ trợ SMEs Việt Nam; Chương trình nâng cao năng lực thiết kế; Chương trình xây dựng thương hiệu ngành; Đề án Nâng cao năng lực thông tin XTTM.
Trong thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, doanh nghiệp; nhằm nắm bắt xu hướng phát triển, thách thức trong từng ngành cụ thể, từ đó và xây dựng các nội dung xúc tiến thương mại thiết thực hơn, tham mưu phát triển ngành công thương.
 
alt
Các đại biểu tham gia thảo luận nhóm

alt

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận về “Thực trạng sản xuất đồ uống và chính sách thuế ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Văn Việt trình bày và các diễn giả, chuyên gia trong ngành thực phẩm đồ uống trong nước và quốc tế đề cập tới nhiều thông tin hữu ích về các rào cản thuế quan và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế đối với các sản phẩm đồ uống có đường, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và thương mại tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu từ đầu đến khi kết thúc, nhiều đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận xung quanh nội dung về ngành thực phẩm, đồ uống và chính sách đối với ngành. Đây là hội thảo thực sự thiết thực, bổ ích đối với các doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan để có thêm thông tin trong việc góp ý kiến xây dựng chính sách sao cho phù hợp với thực tế.
 
Ánh Dương – Anh Văn

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.