Tết ở trời Âu

30/01/2023 - 11:52 AM
394 lượt xem
Cỡ chữ
Tết cổ truyền là một dịp lễ đặc biệt nhất trong năm của người dân Việt Nam. Đối với những người Việt xa quê sống tại CHLB Đức, dịp này cũng không kém phần đặc biệt. Với họ, được về nơi chôn rau cắt rốn để đón chào năm mới là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhưng mỗi người một hoàn cảnh, với những người phải đón Tết xa tổ quốc thì họ cũng có những cách riêng để có thể được cảm nhận Tết một cách Việt nhất. 
 

Mâm cỗ truyền thống dân tộc được nấu ở trời Âu
 
Giữ Tết cho con… 
 
Năm mới đến, những em bé Việt sống ở trời Âu cũng được xúng xính mặc những bộ áo dài truyền thống, chắp tay cúi lạy tổ tiên để cầu mong một năm mới an lành hạnh phúc. Chất Việt vẫn chảy trong máu các con nhờ những bậc cha mẹ luôn cố gắng vun đắp gìn giữ. Những đứa trẻ sinh ra trên xứ lạ, nhưng ngày Tết vẫn được ngắm hoa đào và chuẩn bị cỗ tất niên cùng bố mẹ. Tết cổ truyền chính là dịp mà nhiều bố mẹ sống ở nước ngoài giúp các con tìm hiểu và ghi nhớ thêm về những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. 
 
Tết này, không khí đón Tết của gia đình chị Lan Anh tại Berlin (CHLB Đức) vẫn đậm màu sắc của Việt Nam. Do công việc và việc học tập của các con nên gia đình chị không thể về quê hương vào đúng dịp Tết; vậy nên, chị luôn cố gắng bày biện mâm cỗ Tết một cách Việt nhất để vơi đi cảm giác nhớ nhà và giúp các con lưu giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương. Hàng năm, cứ đến những ngày giáp Tết cổ truyền, chị cùng các con thường xuyên lui tới các khu chợ của cộng đồng người Việt để tìm mua các mặt hàng truyền thống như bánh chưng, hoa đào, và cả phong bao lì xì… Chị Lan Anh chia sẻ: “Tết trong ký ức tuổi thơ tôi là những kỷ niệm thật đẹp. Mặc dù không được sống trọn vẹn trong nền văn hóa Việt Nam, nhưng tôi vẫn muốn các con cũng có những kỷ niệm về Tết như những ký ức mà tôi đã từng có”. 
 

 
Dù bận rộn với công việc, năm nào gia đình anh Lê Sơn cũng mua một cành đào để trưng ở phòng khách và chuẩn bị một mâm cơm đủ đầy đặt lên bàn thờ gia tiên vào ngày cuối cùng của năm. Các anh em ruột thịt của anh Sơn đều định cư ở Đức, nên năm mới chính là dịp để mấy anh em và các cháu từ nhiều thành phố được trở về tụ họp với nhau, cùng thắp một nén nhang tưởng nhớ tới nguồn cội và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong năm cũ. Anh Sơn cho biết: “Khoảnh khắc giao thừa rất thiêng liêng và hạnh phúc đối với chúng tôi. Không được gặp trực tiếp nhưng chúng tôi không quên gọi điện cho bố mẹ và những người thân ở Việt Nam để gửi đến họ những lời chúc tốt lành nhất”. Với gia đình anh Sơn, Tết cổ truyền là sợi dây kết nối con cháu ở phương xa lại với nhau, trẻ nhỏ thì nô đùa, còn người lớn lại có dịp hàn huyên chuyện cũ. Còn gì tuyệt vời hơn khi sống ở phương xa mà vẫn được tụ họp với những người thân của mình, cùng mở chai rượu quý và nhâm nhi những món đặc sản của quê hương. 
 
Tết của những người “rơm” 
 
Trái với những người nước ngoài định cư hợp pháp tại CHLB Đức, cũng có không ít những người Việt đang sống không có giấy tờ cư trú hợp lệ tại đây. Khi không có giấy tùy thân trong tay, họ được ví như những “người rơm” - là những người sống ở bên lề xã hội và không được pháp luật bảo vệ. Mặc cho chính phủ Đức liên tục đưa ra những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nạn nhập cư “lậu”, nhưng hàng ngày vẫn có rất nhiều người Việt tìm cách qua Đức một cách bất hợp pháp với hy vọng đổi đời. Với những “người rơm”, Tết đoàn viên là điều không thể, họ chỉ có thể tận hưởng không khí Tết với gia đình qua những cuộc gọi hay những tấm hình được người thân chia sẻ cho nhau. 
 

Cành đào và câu đối đỏ tạo nên hương vị Xuân
 
Đã gần 5 năm rồi anh Ng. vẫn chưa có cơ hội về thăm nhà, không phải vì không sắp xếp được công việc, mà đơn giản anh là một “người rơm”. Với anh Ng. về quê ăn Tết có lẽ là một khái niệm xa xỉ. Giữa năm 2018, anh Ng. đi xuất khẩu lao động qua Rumani, sau khi làm việc được vài tháng, anh cùng một vài người Việt khác đã tìm cách nhập cư “lậu” sang Đức. Biết rằng việc làm như vậy là không đúng và sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi sống bất hợp pháp, nhưng anh đành chấp nhận để tìm kiếm một công việc có mức lương cao hơn. Anh Ng. trải lòng rằng: “Mỗi lần Tết đến Xuân về, lòng mình xốn xang lắm. Thực lòng chỉ muốn bỏ tất cả để về với vợ con. Nhưng cuộc sống không cho phép, đành đón Tết từ xa với gia đình”. Cũng như mọi năm, năm nay anh Ng. lại xem pháo hoa online và gửi những lời chúc tới người thân, bạn bè qua mạng xã hội. 
 
Với những người lao động không có giấy tờ hợp pháp tại Đức, năm 2022 có lẽ là một năm đáng nhớ với họ. Khi mà chưa kịp vui mừng vì thế giới dần trở lại bình thường sau dịch bệnh COVID-19 thì cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đã làm cho tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều bất ổn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và việc làm của họ. Trong khi những người sống và lao động hợp pháp được nhận những hỗ trợ trực tiếp của chính phủ nước sở tại, thì những “người rơm” vẫn lặng lẽ chờ đợi và mong ước một năm mới 2023 nhiều may mắn hơn. 
 
Mong một năm mới khởi sắc 
 
Những dịp này, không khí tại các khu chợ của cộng đồng người Việt lại náo nhiệt hơn thường lệ với đủ các loại mặt hàng mang hương vị Tết Việt như bánh chưng, bánh tét, giò chả cho đến cau trầu và câu đối… Đông vui và sôi động nhất phải kể đến chợ Đồng Xuân, nơi được xem là trái tim của những người Việt Nam sống ở Berlin và nhiều thành phố khác trên khắp nước Đức. Vào những ngày cận Tết, nhiều bà con người Việt sẽ tập trung ở chợ Đồng Xuân để gặp gỡ, giao lưu và mua sắm những đặc sản của quê hương như bánh chưng, giò chả, xôi, cũng như nhiều loại thực phẩm và đồ uống mang đậm chất quê nhà. Đây cũng là nơi để những bạn du học sinh, những người Việt trẻ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức có thể giao lưu, tìm mua và thưởng thức những món ăn, và tận hưởng không khí Tết cổ truyền của dân tộc mình. Chợ của người Việt cũng đã trở thành nơi không khoảng cách giữa những người có giấy tờ hợp pháp và những người sống bất hợp pháp ở Đức. Tại đây, họ đều là những người Việt xa quê sống ở trời Âu cùng có mong muốn được xích lại gần nhau hơn để chia sẻ nỗi niềm xa xứ, cùng nhau tạo nên một không khí Tết đầm ấm nơi xứ người. 
 

Em bé mặc áo dài đỏ chắp tay tưởng nhớ tổ tiên
 
Một năm 2022 với nhiều khó khăn thử thách đã khép lại, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn lạc quan một năm mới 2023 sắp mở ra với hy vọng có nhiều khởi sắc hơn. “Em mong rằng năm 2023 mọi thứ sẽ ổn định hơn, để những sinh viên sắp ra trường như chúng em sẽ không phải gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình xin việc làm” - Phương Anh, du học sinh tại Đức, chia sẻ. Giống như những trải lòng của Phương Anh, bạn Phương Quý cũng cho biết: “Mình chỉ mong một năm mới ít thách thức hơn cho cộng đồng người Việt. Kinh tế và xã hội ổn định sẽ giúp cho đồng bào ta tại Đức có nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống”. 
 
Lê Thị Diệu Linh 

Các bài viết khác

Xem thêm

Thái Lan công bố dự luật kiểm soát rượu để phát triển du lịch, định nghĩa lại đồ uống có cồn

Chính phủ Thái Lan đã thông qua dự luật kiểm soát rượu bia mới của Bộ Y tế công cộng, đồng thời yêu cầu Bộ Y tế bổ sung các biện pháp thúc đẩy du lịch

Tìm hiểu về rượu vang Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha nằm ở cuối lục địa châu Âu, trên bán đảo Iberia giữa vĩ tuyến 36 và 42° Bắc, giáp với Đại Tây Dương về phía Tây và giáp với Tây Ban Nha về phía Đông. Quốc gia này tạo thành một hình chữ nhật, rộng trung bình 160 km và dài 560 km, với diện tích 91,600 km vuông và dân số khoảng 10,6 triệu người.

Những quốc gia dẫn đầu về sản xuất rượu vang thế giới

Trong một hội nghị trực tuyến từ trụ sở chính của tổ chức Rượu vang Quốc tế (OIV) ở Paris, Tổng giám đốc OIV Pau Roca đã trình bày những ước tính đầu tiên về sản lượng rượu vang thế giới vào năm 2021. Theo đó, thứ tự đã có sự thay đổi khi Pháp mất một bậc để trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Ý và Tây Ban Nha.

Rượu vang sủi bọt – Ngôi sao rượu vang Italy

Rượu vang sủi bọt Prosecco có thể chỉ mới trở thành ngôi sao trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhưng tuyệt phẩm rượu vang của vùng Đông Bắc Italy này đã có lịch sử hàng trăm năm.

CHLB Đức: Lạm phát và tình hình tiêu dùng thực phẩm, đồ uống…

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine suốt hơn một năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của nước Đức. Cuộc chiến ngày càng leo thang đã khiến cho áp lực về năng lượng và lương thực - thực phẩm luôn ở mức cao.

Cuộc thi “Tìm kiếm chuyên gia rượu vang đại sứ thương hiệu cho vang vùng ABRUZZO-ITALY”

Rượu vang Ý ngày càng trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam với những dòng vang ngon mang hương vị đặc trưng của từng giống nho và từng vùng trồng nho trải dài từ Bắc xuống Nam.

Nhớ cái Tết đầu tiên ở Matxcơva

Cuối tháng 11 năm 1988, chúng tôi đặt chân tới nước Nga. Năm ấy trời rét sớm, sau ngày Quốc khánh Liên bang các nước Cộng hòa Xô viết Xã hội Chủ nghĩa, tuyết đã phủ dày trên những con đường và những cánh rừng bạch dương. Từ sân bay Sermetchevo dva vào đến thành phố, dọc hai bên đại lộ những đụn tuyết ùn lên thành đống thành gò. Đâu đâu cũng chỉ thấy toàn một màu trắng. Những hàng cây, những ngôi nhà đều khoác lên mình tấm áo kỳ ngộ, đủ các hình thù. Với những người quen sống ở xứ Á châu, màu trắng lành lạnh gợi nên nỗi niềm xa quê khôn tả.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.