Thị trường đồ uống chưa khởi sắc do tác động của nhiều yếu tố

16/09/2024 - 02:47 PM
381 lượt xem
Cỡ chữ

Tác động kép từ dịch Covid-19, các cuộc xung đột trên thế giới và Nghị định 100 khiến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đồ uống những năm qua chỉ hoạt động dưới 80% so với trước. Bước sang năm 2024, những yếu tố khách quan khiến thị trường đồ uống từ đầu năm đến nay chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Một mùa hè kinh doanh không như mong đợi

Có mặt tại nhà hàng ĐT, một nhà hàng khá lớn nằm trên phố Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội) vào một tối cuối tuần đầu tháng 8, chúng tôi thật sự bất ngờ khi thấy quán khá vắng vẻ, chỉ có một vài bàn đang có khách. Không khí này khác hẳn nhiều năm trước khi tôi có dịp đến đây cùng nhóm bạn: các bàn gần như kín khách, không khí ồn ào, náo nhiệt với tiếng cụng ty, chúc tụng ồn ào…   

 

Mấy nhóm khách đang có mặt cho biết họ đều sống quanh khu vực gần nhà nên  uống xong cuốc bộ về nhà, hoặc gọi người nhà đến đón. Chia sẻ về thói quen uống bia, anh Thế Anh nhà ở Nghi Tàm cho biết, bia là thứ đồ uống không thể thiếu được với cánh đàn ông, nhất là vào mùa hè nắng nóng, được uống một cốc bia hơi mát lạnh mang đến cảm giác vô cùng sảng khoái. Đi uống bia cũng là dịp để thư giãn, chia sẻ vui buồn với bạn bè.

Tuy nhiên, từ khi nhà nước tăng cường xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn, số lần uống bia của anh và nhóm bạn cũng giảm hẳn. Thỉnh thoảng, nhân dịp quan trọng như giỗ chạp, sinh nhật thì tụ tập ở nhà ai đó chứ ít khi đến nhà hàng vì lo khi điều khiển phương tiện trở về gặp các đội kiểm tra nồng độ cồn. Thêm một lý do nkhiến đội bạn anh Thế Anh ít tụ tập vào hè này còn vì… mưa nhiều quá. “Mưa nhiều nên bọn tôi cũng ngại ra quán xá vì nhiệt độ không quá nóng nên uống bia cũng không thấy ngon, lúc nào muốn thì uống một lon trong bữa cơm cho tiện!”, anh Thế Anh vui vẻ cho biết.  

Nguyễn Hùng, quản lý một nhà hàng nằm tại phố Xuân La (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nếu những năm trước đây, mùa hè thường được coi là mùa “bội thu” của các nhà hàng, quán bia vì trời nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao khiến nhu cầu giải khát tăng vọt. Vào dịp này, các bàn hầu hết kín chỗ, thậm chí khách phải gọi điện đặt bàn trước. Trung bình mỗi ngày, nhà hàng tiêu thụ từ 20 - 30 bom bia (mỗi bom 50 lít) chưa kể bia lon, bia chai. Mặc dù lượng khách mấy năm gần đây giảm rõ rệt, nhưng mùa hè vẫn được coi là dịp “gỡ gạc”, nhưng diễn biến mùa hè năm nay hoàn toàn khác do mưa… quá nhiều.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa hè năm 2024 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, khả năng sẽ xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Dự kiến tháng 6 và tháng 7/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với cùng thời kỳ, nguy cơ cao xảy ra các trận dông, lốc, mưa đá. Tuy nhiên thực tế, kể từ đầu tháng 5 đến nay, miền Bắc hứng chịu các đợt mưa dông liên tục mặc dù đã vào giai đoạn đầu mùa hè. Trong vòng một tháng, khu vực chỉ đón duy nhất một đợt nắng nóng còn lại duy trì thời tiết nhiều mây, nền nhiệt thấp dưới 34 độ C và mưa nhiều.

Đáng chú ý, mưa cực đoan kéo dài đã khiến nhiều nơi hứng chịu ngập lụt nghiêm trọng, tập trung ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang... khiến giao thông bị đình trệ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Với thực tế này, các nhà hàng, quán nhậu đã đón một mùa hè kinh doanh không như mong đợi.

Ngành đồ uống chưa hết lao đao

Anh Mạnh Trung, quản lý một quán bia khá lớn nằm trên phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân - Hà Nội) bày tỏ, thực trạng vắng vẻ khách hàng đã diễn ra trong nhiều năm nay kể từ dịch COVID-19, nhất là khi các cơ quan chức năng tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Do ế ẩm,  nhà hàng phải cắt giảm bớt nhân sự và lượng hàng hóa nhập vào, trong đó bia giảm hơn 50%. Vào những ngày cuối tuần, hoặc lễ tết, lượng khách hàng có cải thiện hơn  nhưng cũng không đáng kể so với trước đây.

Theo Tổng cục Thống kê, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu từ năm 2020-2021 khiến kênh tiêu thụ trực tiếp tại nhà hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi những khó khăn do dịch bệnh chưa hết thì đầu năm 2022 đến nay, ngành Đồ uống lại thêm khó khăn khi xung đột Nga - Ukraine gây đứt gãy nguồn cung khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao từ 15%-30%, malt là nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản xuất tăng khoảng 30-40% so với mức giá bình quân năm 2022.... Đặc biệt, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 với những quy định quá khắt khe về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn ngay lập tức gây ra cú sốc lớn, tác động trực tiếp tới thị trường, dẫn tới giảm sản lượng tiêu thụ và doanh thu của ngành.

Thực tế cho thấy, hệ thống nhà hàng, quán ăn đều ghi nhận lượng khách giảm mạnh, thậm chí chỉ đạt 1/3 lượng khách so với trước. Không ít nhà hàng nổi tiếng một thời, nay phải đóng cửa hoặc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh vì vắng khách, còn các doanh nghiệp sản xuất hoạt động bị thu hẹp dẫn tới phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân viên, giảm quy mô... Cả các hệ thống thương mại, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, vận tải, chuỗi cung ứng đầu vào cũng chịu tác động gián tiếp và giảm doanh thu từ 15 - 20%, một số chỉ tiêu giảm tới 30 - 40%... Thống kê của Hiệp hội Bia – Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA), những năm gần đây, ngành bia cả nước sụt giảm mạnh về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có nhà máy phải đóng cửa. Chỉ số tồn kho toàn ngành đồ uống năm 2023 ước tăng 120% so với năm 2021 và tiếp tục tăng gần 128,9% trong quý 2/2024.

Giữa bối cảnh đó, ngành đồ uống là mặt hàng chịu nhiều hạn chế ít nhất từ 4 Luật lớn: Luật phòng chống tác hại rượu bia; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thương mại; Luật quảng cáo, thương mại điện tử, bảo vệ môi trường, trong khi các chính sách hỗ trợ cắt giảm thuế giá trị gia tăng không được áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn.  Bên cạnh đó, các doanh nghiệp rượu còn phải đối mặt với vấn nạn rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không được quản lý (chiếm khoảng 70% lượng  lượng rượu tiêu thụ trên thị trường). Với mặt hàng bia, tại các địa phương đã xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm bia nhái các thương hiệu lớn được bán trên thị trường với giá rất rẻ, gần như bằng với giá thành sản xuất không có thuế với sản lượng ước khoảng 200-300 triệu lít. Các sản phẩm trôi nổi, giả nhái thương hiệu  không những gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, còn tác động xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng và đặc biệt ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính thống.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều thách thức, nhu cầu giảm mạnh, người dân và doanh nghiệp còn khó khăn, giải pháp hiện nay là các chính sách giảm thuế, phí và các khoản phải nộp. Ngành đồ uống rất mong Chính phủ và các Bộ ngành lưu tâm, xem xét, cân nhắc và đánh giá các chính sách một cách hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tế.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Khám phá thị trường bánh trung thu

Tết Trung thu – Tết đoàn viên đang đến rất gần. Trẻ em háo hức được mua đồ chơi mới, được đi rước đèn, phá cỗ đêm trăng. Và bánh Trung thu là thức quà không thể thiếu mỗi mùa trăng rằm, là một món quà truyền thống được ưa chuộng trong dịp lễ này

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Sôi động thị trường bánh Trung thu 2023

Khoảng hơn 1 tháng nữa là đến Rằm tháng Tám – Tết Trung thu, trên đường phố Hà Nội bắt đầu sôi động, hấp dẫn với màu sắc ấn tượng của các gian hàng trưng bày bánh Trung thu, người tiêu dùng bắt đầu chuẩn bị mua sắm các loại bánh ưng ý để làm quà tặng cũng như đón mùa Trung thu cùng gia đình.

Hè đã về, rộn ràng bia hơi quán

“Thế là công việc xong rồi Thở phào ta kéo ra ngồi quán bia Ồn ào náo nhiệt thế kia Bình dân phải quán vỉa hè mới vui (…) Uống đi cho hết buồn rầu Cho niềm vui ở thật lâu với mình!”

Đa dạng các sản phẩm đồ uống “giải nhiệt” mùa hè

Thời tiết nắng nóng, thị trường đồ uống giải khát ở Hà Nội sắp vào cao điểm. Các tiểu thương đã chuẩn bị đa dạng các mặt hàng giải khát đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, mong muốn sức mua sẽ tăng hơn trong thời gian sắp tới.

Đón hè hứng khởi với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn

Để giải tỏa cái nóng oi ả ngày hè, ngoài những cơn mưa rào bất chợt hay một chuyến du lịch biển thì những thức uống mát lạnh là một nhân tố quan trọng giúp giải nhiệt mùa hè. Chào đón một mùa hè rực rỡ sôi động là rất nhiều các chương trình khuyến mại với hàng ngàn phần thưởng hấp dẫn đến từ nhiều thương hiệu đồ uống.

Tết này mua gì làm quà biếu?

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà lại nô nức lựa chọn những món quà Tết sang trọng nhất dành cho người thân bạn bè hay đồng nghiệp của mình.

Không khí mua sắm tấp nập trong những ngày giáp Tết Quý Mão 2023

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến rất gần, vào thời điểm này hàng loạt chương trình khuyến mãi “khủng” đã được các nhà sản xuất, các kênh phân phối “tung” ra nhằm kích cầu tiêu dùng, khiến không khí mua sắm cũng trở nên rộn ràng hơn. Trong bối cảnh ấy, các thương hiệu đồ uống cũng không đứng ngoài “cuộc chơi” kích cầu hấp dẫn này!

Thị trường nước giải khát và nhận thức của người tiêu dùng

Cuối năm là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi. ...

Quảng cáo và mua tạp chí