VBA kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

10/03/2020 - 09:00 AM
143 lượt xem
Cỡ chữ
Mới đây, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng một số Bộ ngành liên quan về việc kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành Bia – Rượu đang chịu tác động kép từ dịch Covid – 19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

alt
 
Theo Công văn của VBA, ngành Bia – Rượu - Nước giải khát là một ngành kinh tế-kỹ thuật, hiện sử dụng khoảng trên 220 ngàn lao động trực tiếp và nhiều lao động gián tiếp. Thực tế số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp lên đến hàng triệu người. Hàng năm, toàn ngành đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 60 ngàn tỷ đồng và triển khai các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện nay, sản xuất của ngành đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn các hành vi nhập lậu làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường, khẳng định được thương hiệu sản phẩm.
Năm 2019, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, toàn ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã phấn đấu, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc hoàn thành vượt mức mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội giao. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, ngành Bia – Rượu bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp trong ngành còn chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ Nghị định 100 do sản lượng không tiêu thụ được.
Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành luôn ý thực được trách nhiệm xã hội của mình, luôn ủng hộ quy định “Đã uống rượu, bia không lái xe” và xử phạt nghiêm khắc đối với trường hợp gây tai nạn giao thông khi có sử dụng đồ uống có cồn. Các doanh nghiệp đã có nhiều hình thức hỗ trợ các địa phương tuyên truyền về “Uống có trách nhiệm” và một số doanh nghiệp, nhà hàng đã có hình thức hỗ trợ khách về phương tiện đi lại khi họ đã sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, những quy định quá khắt khe của Nghị định 100 trong khi các phương tiện giao thông công cộng ở nước ta còn chưa đáp ứng nhu cầu, phương tiện xe máy cá nhân vẫn chiếm đến 70-80% và công tác tuyên truyền còn hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Theo các báo cáo phân tích gần đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán SSI, ngành công nghiệp rượu, bia sẽ giảm 10-20% lượng tiêu thụ trong 2020.
Thực tế, qua hai tháng đầu năm 2020, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành đều sụt giảm mặc dù vào đúng dịp Tết và mùa lễ hội, mùa có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong các năm trước đây. Một số doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50% trong hai tháng vừa qua. Một số hàng quán dịch vụ ăn uống giảm đến 70-80% lượng khách so với cùng kỳ năm 2019.
 
alt
 
Việc giảm lượng tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của người lao động ở các doanh nghiệp sản xuất và đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch, dịch vụ khác. Nhiều quán hàng đóng cửa từ trước Tết Canh Tý đến nay vẫn chưa mở lại dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Như vậy, tác động của Nghị định 100 và Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều quán ăn và nhà hàng trên cả nước mà còn ảnh hưởng đến những công việc, việc làm do họ tạo ra.
Việc giảm sản lượng tiêu thụ có tác động tiêu cực làm giảm doanh thu, các doanh nghiệp nhỏ có thể phải đóng cửa do làm ăn khó khăn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát mà còn ảnh hưởng đến các đối tác và các nhà cung cấp, các nhà hàng và quán ăn...
Ngành bia, rượu, nước giải khát cũng tiêu thụ một lượng khá lớn các sản phẩm nông nghiệp như gạo, đường, trái cây và một số sản phẩm khác của nông nghiệp. Khi sản lượng tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát bị giảm sút sẽ tác động đến việc tiêu thụ lượng thực, thực phẩm và người nông dân cũng chịu tác động khi sản phẩm của họ không tiêu thụ được.
Mặt khác, khi sản lượng bia, rượu, nước giải khát bị giảm sút thì việc tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm có thể bị rớt giá, ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Việc giảm tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát có thể dẫn đến hàng vạn người lao động không có việc làm, nhất là ở khu vực kinh doanh dịch vụ, ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội.
 
alt
 
Khi sản lượng tiêu thụ giảm thì doanh thu cũng bị giảm. Doanh thu giảm thì các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân...) cũng bị giảm sút một cách trầm trọng. Theo dự báo, việc giảm tiêu thụ rượu, bia có thể dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước khoảng 30 ngàn tỷ đồng trong năm 2020 bao gồm việc giảm các khoản đóng góp từ các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có liên quan đến rượu, bia.
Như vậy, việc giảm sản lượng tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát sẽ có tác động ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nói chung, dẫn đến tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao và nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ giảm.
Do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều trở ngại nên các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của các doanh nghiệp với số kinh phí hàng trăm tỷ đồng hàng năm trong những năm trước đây cũng sẽ bị giảm theo.
 
alt
 
Vì vậy, đề góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành bia, rượu, nước giải khát nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, Hiệp hội xin kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng một số nội dung, cụ thể như sau:
- Đề nghị Chính phủ xem xét giảm một số loại thuế, phí để tạo điều kiện các doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đề nghị Chính phủ hoãn đề xuất tăng các loại thuế trong thời gian tới để các doanh nghiệp ổn định, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất các sản phẩm có độ cồn thấp hoặc không có độ cồn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với quy định của pháp luật và góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
- Đối với Nghị định 100, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn để phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét lại mức xử phạt hiện nay vì mức phạt này là quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, đặc biệt là mức phạt đối với xe máy, phương tiện giao thông rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nơi không có các phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe buýt...  Đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung hình thức xử phạt cảnh cáo đối với những người đi xe máy vi phạm lần đầu với nồng độ cồn thấp như quy định trước đây của Chính phủ. 
Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Hiệp hội kính mong Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng quan tâm, tạo điều kiện giúp ngành bia, rượu, nước giải khát phát triển ổn định và bền vững, góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngăn chặn các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nguồn: Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.