VBA kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Đồ uống

01/06/2021 - 04:00 PM
162 lượt xem
Cỡ chữ
Hơn 01 năm qua, tính từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Đồ uống Việt Nam là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid – 19 , đặc biệt ngành còn chịu tác động kép bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) nên tình hình sản xuất, kinh doanh ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã có nhiều đề xuất, kiến nghị gửi tới Chính phủ, các bộ ngành liên quan có giải pháp hỗ trợ để ngành vượt qua khó khăn, ổn định phát triển sản xuất.
Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát là một ngành kinh tế, kỹ thuật sử dụng khoảng trên 220 ngàn lao động trực tiếp tại các nhà máy và nhiều lao động gián tiếp ở các lĩnh vực phụ trợ liên quan. Thực tế số lượng lao động cả trực tiếp và gián tiếp lên đến hàng triệu người. Hiện nay, sản xuất của ngành đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn các hành vi nhập lậu làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế, khẳng định được thương hiệu sản phẩm của Việt Nam. Hàng năm, toàn ngành đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 60 nghìn tỷ đồng và triển khai nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
 
alt
PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA và lãnh đạo các doanh nghiệp tại Đại hội VI nhiệm kỳ 2021-2025
Trong năm 2020, ngành Đồ uống đã thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 để thích nghi với khủng hoảng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, bảo đảm công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong ngành. Các doanh nghiệp đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp thích ứng với những khó khăn, thách thức như các giải pháp về quản trị doanh nghiệp, công nghệ, cho ra đời các sản phẩm mới, tiết kiệm chi phí... Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cũng có nhiều chương trình, hoạt động để thích ứng với tình hình dịch bệnh, nắm bắt các thông tin, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp hội viên rồi đề xuất, kiến nghị tới Chính phủ có các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong năm 2020.

Bước sang năm 2021, dịch Covid – 19 lại tái bùng phát ở một số tỉnh, thành, đến tháng 4, tháng 5 này tiếp tục diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh thành nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Đồ uống lại thêm khó khăn do các nhà hàng bia, quán bia hơi ở một số tỉnh, thành phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch. Từ đầu năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát Việt Nam chịu tác động kép từ dịch bệnh Covid-19 và Nghị định 100 làm cho ngành Đồ uống gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, tiêu thụ gián đoạn.
 
alt
Nhà hàng, quán bia đóng cửa ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sau khi tổ chức thành công Đại hội khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2025 vào ngày 9-4-2021, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (Hiệp hội) đã bắt tay ngay vào công việc với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Trước hoàn cảnh ngành Đồ uống tiếp tục chịu tác động kép bởi dịch Covid-19 và ảnh hưởng của một số quy định hạn chế đồ uống có cồn, nhất là tình cảnh các nhà hàng bia, bia hơi phải đóng cửa, nhiều lao động mất việc làm, sản lượng tiêu thụ bia của các doanh nghiệp sụt giảm, Hiệp hội đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp để thảo luận tìm ra phương hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay. Cụ thể, Hiệp hội đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến với các doanh nghiệp bia, rượu để lắng nghe ý kiến, nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp, từ đó đề xuất và có thống nhất hướng giải quyết nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn.

Nhận định chặng đường khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát nói riêng là một con đường dài cần có thời gian và sự nỗ lực không chỉ của từng doanh nghiệp mà còn là sự ủng hộ, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc kiểm soát dịch bệnh và có các cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời. Trong thời gian qua, Hiệp hội đã phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý, luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, có những kiến nghị kịp thời tới các cơ quan quản lý trong các vấn đề về chủ trương, chính sách liên quan tới Ngành. Vì vậy, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, Hiệp hội đã có một số kiến nghị gửi tới Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành.

Năm 2021, Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ như: Miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách; cơ cấu lại các khoản nợ; miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay; đưa ra gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động bị mất việc… trong đó ngành Đồ uống cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ (Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2021).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) vẫn gặp phải vô vàn khó khăn trước tác động kép của đại dịch Covid-19, từ các chính sách như Nghị định 100 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng như các vấn đề trong việc tiếp cận khách hàng, phân phối sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng và sử dụng nhân công, lao động. Ngày 11- 5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành Văn bản số 1408/UBND-KGVX về việc tạm dừng một số hoạt động có nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.

Theo Báo cáo mới nhất của Công ty Nghiên cứu Thị trường Việt Nam, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang giảm, trong đó ngành Đồ uống giảm -10%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đến năm 2025 là 6,5% đến 7% như Chính phủ đề ra trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Việt Nam cần ưu tiên khôi phục kinh doanh, phát triển kinh tế, Chính phủ nên tiếp tục duy trì môi trường chính sách ổn định và hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế.

Hơn nữa, tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chuẩn bị trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2021 các dự án sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Do vậy, Hiệp hội kính đề nghị Chính phủ xem xét về những khó khăn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành Đồ uống hiện nay và tiếp tục duy trì ổn định các chính sách thuế.

Trong thời gian tới, Hiệp hội kính mong Chính phủ cân nhắc lùi thời gian đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2021 và 2022 dự án luật sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành Đồ uống nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn này, góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.