“Kinh tế xanh - trách nhiệm của nhà sản xuất”

27/06/2024 - 11:15 AM
164 lượt xem
Cỡ chữ

Đó là chủ đề của Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VIII - 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn ra vào sáng 27/6/2024 tại Hà Nội.

 

Tham dự diễn đàn có ông Phan Xuân Thủy - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Lê Công Thành - Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN & MT, lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Bộ TN&MT, Sở TN&MT một số tỉnh, thành phố; Lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng...

 

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Công Thành - Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN & MT cho biết: Tiếp nối thành công của Diễn đàn các năm trước đây, năm nay, Bộ TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VIII - 2024” với chủ đề “Kinh tế xanh - Trách nhiệm của nhà sản xuất”. Diễn đàn trở thành sự kiện thường niên về những vấn đề nóng của ngành TN&MT, hiện nay, sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường, nhất là kinh tế xanh đã được nâng lên, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã quan tâm chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu Net Zezo... Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm thích đáng vẫn còn lớn, chưa có sự chuyển biến rõ nét...

 

 

Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt các quy định và thực hiện đúng, chúng ta cần có quyết sách đủ mạnh, đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững, đáp ứng bối cảnh tấm nhìn đến 2050, lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm, chủ thể thực hiện. Chúng tôi mong muốn các báo cáo viên sẽ chia sẻ nhiều kiến thức thiết thực, hữu ích, cung cấp thông tin cần thiết, chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... Chúng tôi nghiên cứu tiếp thu để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, cam kết COP 26, truyền tải thông điệp chuyển đổi xanh tới cộng đồng. Diễn đàn là cầu nói thiết thực giữa các bên, tạo sự lan tỏa sâu rộng tới cộng đồng, xã hội, chuyển đổi theo mục đích kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới Net Zero...

 

 

Việt Nam đã cam kết chuyển đổi xanh tại COP 26, hiện nay thông tin về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã lan rộng trong cộng đồng, các nhà sản xuất đã chủ động để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... Nếu không thực hiện chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, bởi đó là xu hướng trên thế giới. Doanh nghiệp thực hiện sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị bền vững, doanh nghiệp nào đi đầu, đi sớm sẽ giành cơ hội chiến thắng trong “cuộc đua xanh” trên thị trường...

 

 

Sản xuất xanh, giảm phát thải carbon là trách nhiệm bắt buộc đối với các nhà sản xuất, do vậy chúng ta cần phải hoàn thiện thể chế, các quy định của pháp luật để phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, xây dựng cơ chế chính sách, phương pháp để thu hút nguồn lực tài chính cho kinh tế xanh, tăng trưởng xanh... Báo chí cần đồng hành cùng doanh nghiệp để lan tỏa thông điệp về chuyển đổi xanh, đây là dịp để các nhà báo đối thoại, chia sẻ thông tin với nhà quản lý, với doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững, muốn đi xa cần phải đi cùng nhau...

 

 

Tại Diễn đàn, các báo cáo tham luận đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích, trong đó có thông tin muốn thực hiện tốt cần hiểu rõ về kinh tế xanh. Thuật ngữ “nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh” có nguồn gốc từ nhu cầu ngày càng tăng về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, vốn đã trở thành chủ đề nóng từ cuối Thế kỷ XX. Khái niệm này phát triển dựa trên cơ sở của khái niệm “phát triển bền vững”, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và những hạn chế của các mô hình kinh tế truyền thống ưu tiên tăng trưởng mà không xem xét các tác động môi trường.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP, nền kinh tế xanh là một hệ thống các công cụ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững mà không làm suy thoái môi trường. Nó bao gồm các hoạt động kinh tế, chính sách và đầu tư nhằm giảm lượng khí thải carbon, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, đồng thời ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Các nguyên tắc và trụ cột chính của nền kinh tế xanh bao gồm:

(1) Nền kinh tế carbon thấp: Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và thực hành tiết kiệm năng lượng.

(2) Sử dụng hiệu quả tài nguyên: Tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên bằng cách giảm thiểu chất thải, tái chế và thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

(3) Công bằng xã hội: Đảm bảo lợi ích kinh tế được phân bổ công bằng, giải quyết các vấn đề như nghèo đói, bất bình đẳng và tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

(4) Bảo tồn vốn tự nhiên: bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước, đất và đa dạng sinh học, công nhận vai trò của các yếu tố này đối với sự phát triển kinh tế và hạnh phúc của con người.

(5) Việc làm xanh: Tạo cơ hội việc làm trong các lĩnh vực góp phần bảo tồn hoặc khôi phục chất lượng môi trường, gồm: năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý chất thải, nông nghiệp bền vững….

 

 

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia, nhà báo chia sẻ về các nội dung như Net Zero Carbon - Con đường tất yếu để doanh nghiệp phát triển; Khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, hiệu quả và bền vững; Trách nhiệm của doanh nghiệp trong nền kinh tế xanh... Và các đại biểu cũng cùng thảo luận với chủ đề “con đường đến đích xanh”...

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống luôn quan tâm đến phát triển bền vững, thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) là một trong những doanh nghiệp luôn quan tâm đến phát triển bền vững, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi xanh...

Tại sự kiện, Ban Tổ chức đã tăng hoa kỷ niệm chương cho các doanh nghiệp, nhà tài trợ đã đồng hành cùng Diễn đàn, trong đó ngành Đồ uống có HABECO.

Minh Thư  

Các bài viết khác

Xem thêm

Giải pháp chính sách phù hợp phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá

Ngày 16/10, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" nhằm tăng cường tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá, xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý thuốc lá mới.

VBA góp ý Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 145/CV-VBA gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024.

Cân nhắc lộ trình tăng, mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, hài hòa

Ngày 20/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã gửi Công văn số 140/CV-VBA tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi).

VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Quảng cáo và mua tạp chí