Ngành đồ uống Việt Nam tìm cơ hội  trước ngưỡng cửa 2024

20/02/2024 - 02:27 PM
2.654 lượt xem
Cỡ chữ

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp ngành Đồ uống tiếp tục đứng trước những khó khăn khi cùng lúc chịu nhiều tác động từ trong nước và quốc tế. Vì thế, rất cần Nhà nước có thêm các chính sách hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, phục hồi kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nhiều khó khăn, thách thức

Theo thông lệ, vào những tháng cuối năm dương lịch hoặc âm lịch, các quán ăn, nhà hàng dọc các con phố của Hà Nội như Kim Ngưu, Tăng Bạt Hổ (Q. Hai Bà Trưng), Tô Hiệu (Q. Cầu Giấy), Thụy Khuê (Q. Tây Hồ)...  lại chật kín thực khách dự các buổi tiệc họp mặt tổng kết, liên hoan tất niên. Tiếnụng ly leng keng, lời chúc tụng kèm tiếng hô “1, 2, 3 ...zô... zô” rộn ràng từ trưa đến tối muộn.  Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, những khó khăn sau đại dịch COVID-19, thêm vào đó là việc các cơ quan chức năng siết chặt quy định về nồng độ cồn với người tham gia giao thông... đã khiến cho những nhà hàng không còn khung cảnh náo nhiệt như trước.

Tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn nhỏ, tình hình tiêu thụ sản phẩm bia, rượu cũng đã giảm sút trông thấy. Chị Hoàng Yến, chủ một cửa hàng tiện dụng trên phố Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ) cho biết, vào những dịp cuối năm trước đây, người dân thường mua khá nhiều bia rượu để liên hoan, họp mặt gia đình, bạn bè, thì nay lượng mua giảm hẳn, mỗi ngày chỉ bán được vài thùng bia, có hôm không bán được. Tình hình này cũng diễn ra ở nhiều cửa hàng khác, như thông tin từ chính những người giao hàng đến các đại lý.

Tiêu thụ bia sụt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong ngành. Có doanh nghiệp doanh thu 9 tháng đầu năm 2023, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận sau thuế giảm tới 26%. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2023 có doanh nghiệp bia doanh thu giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận trước thuế giảm 32,7%. Riêng quý III/2023, lợi nhuận trước thuế giảm 7,1% về doanh thu và giảm 47,8% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2022. Lượng tiêu thụ của 2 thương hiệu nổi tiếng bia lớn của một doanh nghiệp trong ngành giảm đến 16,5% ở tất cả các khâu phân phối.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), từ đầu năm 2020, ngành Đồ uống Việt Nam liên tiếp gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của các chính sách hạn chế đồ uống có cồn, đặc biệt là cuộc xung đột Nga và Ukraine khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong khi đó người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nhu cầu sử dụng bia rượu sụt giảm, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp giảm mạnh… Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện nay hoạt động ở mức dưới 80% so với trước đại dịch. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bao khó khăn, khó trụ nổi trước những gánh nặng liên tiếp trong 3 năm gần đây. Ngay cả với những doanh nghiệp tiềm lực và quy mô lớn hơn cũng phải mất nhiều năm để có thể quay trở lại mức phát triển như trước đại dịch.

"Năm 2019 có thể coi là năm đỉnh cao của ngành đồ uống nói chung và bia nói riêng. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm ngành bia tăng trưởng 5%-6%/năm. Nếu theo tốc độ tăng đó, đến 2022 ngành bia phải tăng 20% so với năm 2019 nhưng thực tế, năm 2021 ngành bia giảm 10%-15%, năm 2022 giảm khoảng 5% - 7% so với năm 2019 và năm 2023, ngành bia chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc, thị trường bia vẫn còn rất ảm đạm" - ông Việt chia sẻ.

Tìm động lực và cơ hội phục hồi

Cùng với ngành thực phẩm, ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Đây là ngành huy động nhiều nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và tham gia đóng góp ngân sách mỗi năm; góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Trước những khó khăn bủa vây, VBA xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đồ uống vẫn là các loại thuế suất:  thuế VAT, thuế TTĐB, từ đó đưa ra những giải pháp có tính thuyết phục để kiến nghị Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp còn đang khó khăn trong bối cảnh vừa thoát ra khỏi đại dịch Covid -19 với mục tiêu: Tiếp tục lùi thời hạn tăng thuế, chưa nên điều chỉnh tăng thuế tại thời điểm này mà cần giữ ổn định chính sách thuế như hiện nay cho ngành đồ uống.

Với sự đồng hành của VBA, cùng sự nỗ lực phát huy sức mạnh nội tại, các đơn vị trong ngành đồ uống đã nỗ lực khắc phục khó khăn và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Theo đó, các nhà máy phân bố khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời, đóng góp đáng kể cho ngân sách gần 60 nghìn tỷ đồng mỗi năm, thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược xúc tiến thương mại và thị trường quốc tế.

Để thích ứng với bối cảnh hiện tại, nhiều doanh nghiệp rượu, bia đã có sự chuyển dịch trong sản xuất, kinh doanh. Một số hãng nhanh nhạy đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình đồ uống có nồng độ cồn thấp, không cồn hoặc các loại cocktail, bia ít cồn hương vị trái cây. Đơn cử như Heineken với sản phẩm bia 0.0% độ cồn hay thương hiệu Chill cocktail (Công ty Cổ phần Goody Group) với đa dạng các dòng cocktail hoa quả đóng chai. Bên cạnh đó, chiến lược về kênh phân phối, sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, chuỗi cung ứng và phân khúc khách hàng được xem là những chiến lược quan trọng nhất trong việc thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong thời gian tới.

Theo số liệu của Statista, thị trường thực phẩm Việt Nam trong năm 2023 đạt mức 96,47 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8,22%/năm. Xét trên phân khúc đồ uống, theo Statista, doanh thu thị trường đồ uống Việt Nam trong năm 2023 đạt mức 27,121 tỷ USD, trong đó, phân khúc đồ uống không cồn sẽ đạt mức doanh thu 10,22 tỷ USD trong năm 2023, cao hơn 10,4% so với năm 2022 và dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 - 2028 đạt 6,28%/năm.

Đáng chú ý, tại Diễn đàn Kinh doanh 2023 với chủ đề “Đổi mới mô hình tăng trưởng" diễn ra hồi tháng 8/2023,  bàn về triển vọng kinh tế Việt Nam, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới nhận định: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa khởi sắc trong năm 2023, nhưng sẽ phục hồi dần trong năm 2024 và 2025”. Đây có thể xem là những tín hiệu đầy khả quan đối với các doanh nghiệp trong đó có ngành đồ uống, giúp các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội để thích ứng.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, bên cạnh sự nỗ lực, các doanh nghiệp đồ uống mong muốn Nhà nước nên có thêm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt để phục hồi và phát triển sản xuất. Việc đề xuất tăng thuế TTĐB trong giai đoạn này là chưa phù hợp bởi sẽ làm cho các doanh nghiệp thêm khó khăn, người tiêu dùng giảm mua, doanh thu sẽ tiếp tục giảm và việc nộp ngân sách sẽ giảm theo, người lao động mất việc làm...

“Trong giai đoạn khó khăn này, các chính sách nên tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp phục hồi kinh tế, yên tâm sản xuất, kinh doanh, từ đó sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội”, đại diện VBA nhấn mạnh.

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol, rượu không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên và Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

Sáng 24/7, Hội đồng doanh nghiệp châu Âu - ASEAN đã tổ chức Tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”. Tọa đàm với mục tiêu ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế tại Việt Nam đảm bảo tính công bằng, hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.

Đắk Lắk cần có thêm nhiều "đầu tàu"

Thời gian qua, Đắk Lắk đã rất nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cân nhắc việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, trái lại còn mang đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành có liên quan.

Cần tính toán kỹ các yếu tố tác động của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới những bên liên quan

Sáng 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB). Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính, chuyên gia dinh dưỡng, Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có chính sách thuế phù hợp với thực tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình với mặt hàng rượu, bia lên đến 100% vào năm 2030

Doanh nghiệp Đồ uống “khó chồng khó”, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm

Trong mấy năm gần đây, ngành bia đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất nay lại thêm đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với rượu bia, theo lộ trình sẽ lên mức 100% vào năm 2030 gây nên “cú sốc” lớn cho các doanh nghiệp

Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Quảng cáo và mua tạp chí