Phòng ngừa một số bệnh trong mùa bão lũ

19/07/2017 - 11:00 AM
131 lượt xem
Cỡ chữ
Mưa lớn đã gây lũ quét đặc biệt nghiêm trọng tại suối Nậm Păm (huyện Mường La, Sơn La), suối Nậm Kim, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái)
và nhiều nơi tại miền núi phía Bắc, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tổng cộng, mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên đã làm 31 người chết và mất tích, 21 người bị thương, 228 nhà bị sập đổ cuốn trôi.
alt
Mưa nhiều gây lũ và ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Khi lũ và ngập lụt các công trình vệ sinh, cống rãnh bị ngập vì vậy các chất thải của người, gia súc, xác động thực vật chết làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm mầm bệnh dễ lan truyền và phát tán gây bệnh cho người dân. Hơn nữa, do lũ lụt một số vùng bị ngập, thậm chí bị cô lập nguồn lương thực và thực phẩm bị thiếu do: lương thực bị nước cuốn trôi, bị hư hỏng do ngập nước, đường giao giao hư hỏng,..Lương thực thực phẩm bị thiếu thốn, môi trường thì ô nhiễm, thiếu nước sạch sinh hoạt, nguồn nhiên liệu thiếu không có đủ điều kiện ăn chín uống sôi, sức đề kháng suy giảm, vì vậy người dân rất dễ mắc một số bệnh ngay trong và sau bão lũ.
1.Các bệnh do vi khuẩn, vi rút như: tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết
Bão lũ không những làm cho môi trường bị ô nhiễm mà còn là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát sinh, phát triển gây ô nhiễm thực phẩm làm hư hỏng chất lượng thực phẩm và vi sinh vật gây bệnh. Các điều kiện thích hợp để vi khuẩn tăng sinh phát triển là: nhiệt độ từ 28 - 42oC, độ ẩm là 0,85 - 0,98 và độ PH khoảng 7 – 9. Vi khuẩn là cơ thể sống, đơn bào phát triển rất nhanh chúng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giàu protein để tăng sinh bằng cách nhân đôi. Một cơ thể đơn bào vi khuẩn có thể thành hàng tỷ trong 10 -12 giờ. Vi khẩn đường tiêu hóa theo đường ăn uống vào cơ thể, tăng sinh nhanh đến khi có đủ lượng vi khuẩn nhất định đáp ứng liều gây độc là nguyên nhân chủ yếu gây các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt. Thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh qua thực phẩm và nước thường là do bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, campylobacter, E.coli, B. cereus, Vibrio cholerae, C.botulium... Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Mưa nhiều, nước đọng là môi trường thuận lợi cho lăng quăng/bọ gậy phát triển gây ra bệnh sốt xuất huyết.
Cách xử lý như sau
Khi phải dùng nước sông, suối, ao, hồ hoặc nước giếng bị nhiễm bẩn sẽ làm trong bằng phèn chua hòa vào nước (1 gam phèn chua với 20 lít nước), chờ 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua có thể dùng túi vải để lọc nước.
Sau đó nước cần được khử trùng bằng choloramine B hoặc clorua vôi. choloramine B dạng viên 0,25 gam rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại,…một viên 0,25 gam dùng cho 25 lít nước. Nước khử trùng 30 phút sau là sử dụng được. Tuyệt đối không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của clo, nước khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.
Nếu trời mưa, tốt nhất là hứng nước mưa vào các dụng cụ sạch dùng để nấu nước uống và chế biến thức ăn.
Các biện pháp vệ sinh thông thường khác như: thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Không ăn thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn, thực phẩm đã bị ngâm dưới nưới, mọc mầm, có mùi lạ (chua, mốc) và các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Môi trường sống bị ô nhiễm do các chất phế thải của động vật và thực vật, xác súc vật. Sau lũ lụt cần khẩn trương dọn vệ sinh môi trường: vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lau rửa sạch sàn nhà, thau rửa bể nước, chum vại đựng nước, rửa sạch dụng cụ chế biến thức ăn. Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng. Thu gom rác và xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh,…
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa cần đun chín kỹ thực phẩm, không ăn sống/tái các thực phẩm đặc biệt là tiết canh. Thực hiện tách riêng biệt thịt và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác trong chế biến và bảo quản, đặc biệt là các thực phẩm ăn liền: hoa quả, bún, nộm, giò chả. Sử dụng dao thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt trong các hộp có nắp ở nhiệt độ thích hợp. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn. Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực và dụng cụ chế biến thực phẩm không để ruồi nhặng, côn trùng, vật nuôi đụng vào. Với rau quả ăn sống cần thiết phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn. Thức ăn phải được ăn ngay sau khi nấu, thức ăn quá 2 giờ sau khi nấu ở nhiệt độ phòng phải được nấu lại trước khi ăn để tránh ngộ độc do vi khuẩn. 
2.Suy dinh dưỡng trẻ em
Bão lũ gây cô lập, ngăn cách các vùng dân cư, nhấn chìm lương thực thực phẩm, các loại cây lương thực và rau quả bị thối rữa, gây tình trạng thiếu lương thực thực phẩm, dẫn đến thiếu đói và suy dinh dưỡng. Trước mắt để đảm bảo đủ no, không bị đứt bữa cho người dân nói chung, đặc biệt cần ưu tiên bữa ăn đầy đủ cho bà mẹ và trẻ em.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em là do
•    Chế độ ăn thiếu cả số lượng và chất lượng
•    Khi trẻ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như đường ruột, sởi, viêm đường hô hấp nhưng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng chưa đúng, kịp thời.
Để phòng chống suy dinh dưỡng
•    Cho trẻ bú sớm ngay sau một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cai sữa trước 18 tháng tuôi.
•    Từ tháng thứ 6, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Thức ăn giàu gluxít, thức ăn giàu Protein, thức ăn giàu Lipít, thức ăn giàu vitamin và khoáng chất.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, cần thực hiện theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thực hiện tiêm chủng đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn và xử lý đúng khi trẻ bị ỉa chảy và viêm đường hô hấp.
Ngày sau bão lũ, ngành y tế cùng Hội nông dân và cùng với chính quyền địa phương vận động các gia đình nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, lựa chọn các loại cây, con giống nuôi trồng trong thời gian ngắn để sớm có rau xanh và các thực phẩm bổ sung cho bữa ăn gia đình. 

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng
)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.