Cải cách tạo điểm tựa thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

01/03/2024 - 08:34 AM
12.073 lượt xem
Cỡ chữ

Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024 ra đời mang theo thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD) là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp (DN)… Qua đó, kỳ vọng góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

 

Sáng ngày 29/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tổ chức Hội nghị “Triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP: Cải cách tạo điểm tựa thúc đẩy phát triển doanh nghiệp”, nhằm giới thiệu những nội dung trọng tâm của Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

 

 Hội nghị diễn ra sáng 29/2 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Sự quan tâm của Chính phủ với cộng đồng DN

 

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, từ năm 2014, Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ hằng năm ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP).

 

Năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải cách MTKD vào thành một nội dung của Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm khẳng định MTKD là nhiệm vụ trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, do chỉ là một trong các nhiệm vụ của Nghị quyết 01/NQ-CP nên mức độ quan tâm, động lực cải cách của các bộ, ngành, địa phương mờ nhạt hơn. Trong khi đó, năm 2023, DN tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài cũng như lực cản trong nước; nhiều lĩnh vực rào cản đầu tư, kinh doanh trở nên nặng nề hơn; MTKD chạm đến những vấn đề khó, mang tính liên ngành. Điều này tác động không nhỏ tới niềm tin và động lực của nhà đầu tư, DN; Và vì thế nguồn lực DN chưa được khơi thông hiệu quả. Năm 2023, cộng đồng DN gặp khó khăn hơn so với các năm trước. Tăng trưởng về số DN thành lập mới, số DN quay trở lại hoạt động, vốn đăng ký và lao động đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành. Xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, chậm phục hồi.

 

Để hỗ trợ, đồng hành cùng DN phục hồi và phát triển, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách theo thẩm quyền và quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn thể chế cho DN. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực. Kết quả này tạo đà phục hồi và phát triển cho khu vực tư nhân, đồng thời xếp hạng tín nhiệm quốc gia được cải thiện.

 

Dự báo năm 2024, các thuận lợi và khó khăn vẫn tiếp tục đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn. Riêng trong tháng 01/2024, số DN rút lui khỏi thị trường gấp gần 2 lần số DN gia nhập thị trường. Thực tế này cho thấy, DN đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn; và hơn lúc nào hết nỗ lực cải cách MTKD cần tăng tốc và thực thi thực chất để củng cố niềm tin và tạo động lực kinh doanh cho DN.

 

Với các lý do nêu trên, Chính phủ đã khôi phục lại Chương trình cải cách, cải thiện MTKD bằng việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 nhằm tạo áp lực, đồng thời khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.

“Sự trở lại của Nghị quyết mang theo thông điệp rằng cải thiện MTKD là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng DN. Qua đó, kỳ vọng góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, DN; Khơi dậy động lực, tinh thần kinh doanh; từ đó thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế…” - Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

 

Cần sự đồng hành của nhiều bên

Trình bày một số nội dung của Nghị quyết 02/NQ-CP, TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của CIEM cho biết, thông qua Nghị quyết này, Chính phủ tiếp tục xác định các mục tiêu cải cách theo thông lệ quốc tế, có chọn lọc trọng tâm để phù hợp với vấn đề, bất cập, tồn tại của từng năm.

 

Trong đó, một số mục tiêu dài hạn đến năm 2025 là phát triển bền vững, thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử tăng ít nhất 5 bậc; quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc; hiệu quả logistics tăng ít nhất 4 bậc; năng lực phát triển du lịch và lữ hành tăng ít nhất 2 bậc; và an toàn an ninh mạng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu.

 

Đồng thời, Chính phủ cũng xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2024 là: Số doanh nghiệp gia nhập thị trường năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023; hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tăng ít nhất 3 bậc; chất lượng môi trường tăng ít nhất 10 bậc; đăng ký tài sản tăng ít nhất 2 bậc…

 

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, sự trở lại của Nghị quyết mang theo thông điệp rằng, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên thách thức lớn là cần khơi dậy động lực, tạo áp lực thường xuyên, liên tục và cần sự đồng hành của nhiều bên.

 

Từ góc nhìn doanh nghiệp, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, môi trường kinh doanh có những mặt thuận lợi hơn như: tài liệu được đơn giản hóa, thời gian giải quyết thủ tục rút ngắn, phương thức thực hiện qua điện tử phổ biến hơn, nhiều quy định vướng mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh được kịp thời sửa đổi; tinh thần phân cấp mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính.

 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng kiến nghị cần đẩy mạnh hơn nữa tính thực chất, hiệu quả trong cải cách môi trường kinh doanh. Bởi thực tế, một số phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh còn hình thức; đề xuất cắt giảm thiếu tính đột phá; nhiều vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh chưa được xem xét…

 

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia - Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA) phát biểu tại Hội nghị

 

Tại Hội nghị, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia - Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA), đại diện cho các DN ngành Đồ uống Việt Nam cho biết, trong bối cảnh chung đang rất khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của DN đang ghi nhận giảm sút khá mạnh, VBA ủng hộ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ về việc nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh tạo thêm động lực cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển, hướng tới đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững tại Nghị quyết 02.

 

Chu Thị Vân Anh cũng bày tỏ quan ngại hiện nay liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Cụ thể, theo thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thì từ 1/1/2024, DN phải thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các cơ sở pháp lý để thực hiện như định mức chi phí tái chế Fs chưa ban hành, chưa có khung pháp lý rõ ràng hay cơ chế xác định đánh giá tái chế ra sao, khiến DN đang rất lúng túng, chưa tự tính và lên kế hoạch thực hiện được.

 

Đại diện VBA đề xuất, Ban soạn thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 02 để có những quy định hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tái chế phù hợp trong điều kiện Việt Nam và là quy định mới. Đồng thời, về phía Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần triển khai xây dựng hướng dẫn kỹ thuật để các DN có thể sử dụng nước thải công nghiệp để phục vụ mục đích tưới cây trong khuôn viên của DN với mục tiêu bảo vệ nguồn nước, hướng tới kinh tế tuần hoàn.

 

7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết 02/NQ-CP

1. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư;

2. Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh;

3. Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia;

4. Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu;

5. Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp;

6. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh;

7. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

SABECO đạt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đồng Cổ đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2024, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2023, ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4,255 tỷ đồng. Dựa trên bối cảnh cùng những dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, SABECO tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong năm 2024, đồng thời thúc đẩy các hoạt động thương mại, sản xuất hiệu quả song hành cùng các hành động hướng đến phát triển bền vững. 

Suntory Pepsico Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy thứ 6 tại Long An

Ngày 8/4/2024, tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về điều kiện xét tặng Giải thưởng, tiền lương, lĩnh vực y tế, thi tốt nghiệp THPT, vui chơi giải trí, phòng cháy và chữa cháy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm… sẽ có hiệu lực.

Hơn 300 đơn vị quốc tế tham dự Triển lãm ProPak Vietnam năm 2024

Ngày 3/4, Công ty Informa Markets Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị xúc tiến thương mại, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức khai mạc Triển lãm Quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024, đồng thời giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống – DrinkTech.

Hơn 27 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham gia Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Food & Hotel Vietnam 2024

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 03 năm 2024 – Informa Markets Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ – Food & Hotel Vietnam 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) (799 đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM).

Hành trình phát triển sản phẩm của tập đoàn nước giải khát Việt Nam gây ấn tượng với doanh nghiệp Nhật

Lịch sử thành lập hơn 100 năm và gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2004 nhưng khi hợp tác với Tân Hiệp Phát, tập đoàn quốc tế Takasago không khỏi ngạc nhiên trước sự sáng tạo trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam.

Nguyễn Thị Xuân và tinh thần kiên cường vượt khó trước nghịch cảnh cuộc sống

Đối diện nghịch cảnh, nhiều người có thể sẽ chọn từ bỏ nhưng Nguyễn Thị Xuân đã lựa chọn kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua. Không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình, chị còn giúp đỡ, truyền động lực vượt khó cho những người xung quanh.

Tân Hiệp Phát và cái “bắt tay thập kỷ” cùng doanh nghiệp hàng đầu vì mục tiêu phát triển bền vững

​​​​​​​Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic do GEA Procomac (Đức) phát triển được xem là “phát minh của thế kỷ 21” trong ngành sản xuất nước giải khát. Tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tiên phong sử dụng công nghệ này vì mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.  

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.