Cần có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp làm ăn chân chính không tiếp tục “tụt dốc”

02/07/2024 - 02:35 PM
437 lượt xem
Cỡ chữ

     Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam luôn song hành 2 yếu tố quan trọng làm nên nét văn hóa ẩm thực của người Việt, đó là món ăn và thức uống. Với lịch sử cả ngàn năm, sản phẩm đồ uống nói chung, sản phẩm bia, rượu nói tiêng đã gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng như người dân trên thế giới. Từ lâu, các sản phẩm đồ uống nói chung và các sản phẩm đồ uống có cồn nói riêng luôn tồn tại và song hành với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, ngành Đồ uống Việt Nam có vị trí quan trọng và đóng góp lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

 

      Vị trí, vai trò của ngành Đồ uống Việt Nam

 

Ngành đồ uống Việt Nam là ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, gắn liền với đời sống của người Việt. Trong quá trình phát triển, ngành Đồ uống Việt Nam đã có những bước thăng trầm trong lịch sử, nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ ý chí tự lực, tự cường, các doanh nghiệp trong ngành đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Với hàng trăm nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bổ hầu hết ở các tỉnh, thành phố trên cả nước (trên 51 tỉnh, thành phố), các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã đóng góp lớn cho ngân sách các địa phương, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống luôn đứng đầu tỉnh, thành phố về nộp ngân sách.

Ngành Đồ uống Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

 

 Hàng năm, toàn ngành đóng góp vào ngân sách khoảng 60 nghìn tỷ đồng; tạo hàng triệu việc làm trực tiếp trong các cơ sở sản xuất và gián tiếp trong chuỗi cung ứng, dịch vụ. Ngành đồ uống đặc biệt là các doanh nghiệp ngành bia bằng sự nỗ lực hết mình, đi đầu đổi mới về công nghệ, thiết bị, ngành bia đã góp phần đẩy lùi được bia nhập lậu “bia Vạn Lực, Thanh Đảo[1] giá rẻ, tràn ngập thị trường Việt Nam phủ sóng xuống tận mũi Cà Mau “nhà nhà dùng bia Vạn Lực, người người dùng bia Vạn Lực” những năm 1991. Tới nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu nhu cầu tiêu dùng của thị trường còn phục vụ cho xuất khẩu, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện kinh tế hội nhập. Ngành Đồ uống kết hợp với ẩm thực, văn hóa vùng miền góp phần thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong ngành không chỉ chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, đóng góp lớn cho ngân sách các tỉnh, thành phố mà còn giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương và luôn tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng, an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm công dân, đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ nguồn nước, thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… Nhiều doanh nghiệp đã trích nguồn kinh phí lớn để giúp các địa phương xây dựng cầu đường, cung cấp nguồn nước sạch, lắp đặt đèn điện thắp sáng đường quê, xây dựng các sân bóng cho người dân địa phương rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất... Đồng thời luôn có nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng như tuyên truyền, vận động uống có trách nhiệm, chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng...

Ngành bia hiện nay là ngành chiếm tới 98,6% thị phần ngành đồ uống có cồn[2], hiện nay Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 4 t lít bia/năm[3].Hiện nay, Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam (HEINEKEN VIỆT NAM), Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam (CARLSBERG) là những doanh nghiệp nắm giữ khoảng gần 95% thị phần và tổng sản lượng ngành bia Việt Nam, phần còn lại là những doanh nghiệp khác.

 

Với hàng trăm nhà máy ở khắp các tỉnh/thành, ngành đồ uống có vai trò kinh tế lớn khi luôn đứng ở vị trí những doanh nghiệp đóng góp hàng đầu cho ngân sách tỉnh và có xu hướng tăng trưởng ở giai đoạn trước dịch, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp trong các cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng như nguyên liệu, đóng gói, kho vận, phân phối, các ngành dịch vụ, đảm bảo lưu thông trong chuỗi giá trị sản phẩm. Hàng năm, ngành đồ uống đóng góp cho ngân sách tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó đóng góp của các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, Heineken, Tân Hiệp Phát, Suntory Pepsi, Coca - cola... chiếm tới hơn 80%.

 

 

SABECO

Có 26 nhà máy

Có các nhãn hiệu: Saigon Gold, Saigon Special, Saigon 333, Saigon Export, Saison Lager, Saigon Chill, Bia Lạc Việt

Có các sản phẩm bia đóng chai, bia đóng lon

 

HEINEKEN VIỆT NAM

Có 06 nhà máy

Có các nhãn hiệu: Heineken, Heineken Silver, Heineken 0.0, Tiger, Tiger crystal, Larue special, Biere Larue, Bia Việt, Bivina, Strongbow Cider.

Có các sản phẩm bia đóng chai, bia đóng lon, bia tươi

 

 

HABECO

Có 16 nhà máy

Có các nhãn hiệu: Trúc bạch, Hanoi Bodl, Hanoi Light, Bia hà nội 1890, Bia Hà Nội, Bia Hà Nội Peremium, Bia Hà Nội Nhãn xanh,

Có các sản phẩm bia đóng chai, bia đóng lon, bia hơi

 

CARLSBERG

VIỆT NAM

 

Có 01 nhà máy tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Có các nhãn hiệu: 1664 Blanc, Carlsberg, Tuborg, Huda, Huda Ice Blast, Huda Gold, Festival, Halida, Halida Export, Halida Dark.

Bia đóng chai, bia đóng lon, bia tươi

Tổng sản lượng chiếm khoảng gần 95% sản lượng bia toàn ngành

 

Nguồn: VBA tổng hợp

 

Tiền thuế nộp trong năm 2023 của một số DN doanh nghiệp bia (Tổng hợp)[4]

Nguồn: Tổng cục Thuế (2015-2018) và tính toán của VBA (2019-2021)

 

 

Cần có các chính sách phù hợp để các doanh nghiệp chính thức phát triển bền vững

 

Mặc dù cán bộ, nhân viên, người lao động ở các doanh nghiệp trong ngành rất nỗ lực, tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng 4 năm trở lại đây (từ năm 2020 đến nay), các doanh nghiệp ngành Đồ uống liên tiếp gặp nhiều khó khăn do chịu tác động bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính (hay còn gọi là các doanh nghiệp chính thức).

 

Sản phẩm đồ uống uy tín

 

Toàn ngành phải chịu rất nhiều tác động lớn từ dịch bệnh, xung đột chính trị thế giới, các chính sách hạn chế đồ uống có cồn... dẫn tới sự sụt giảm báo động và ghi nhận sự “tụt dốc” về nhiều chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận v.v của các doanh nghiệp... Do chịu tác động liên tiếp kể trên nên trong những năm gần đây,  ngành bia cả nước sụt giảm mạnh về sản lượng, doanh thu, và đặc biệt là lợi nhuận và đã có nhà máy phải đóng cửa dừng hoạt động. Có hãng bia lớn, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường của hãng tại Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm hai con số trong năm 2023; Có thương hiệu bia lớn từ năm 2021 tới nay tăng trưởng âm so với năm 2019 cả về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận từ một tới hai con số. Các nhà máy sản xuất gia công trong hệ thống kiệt quệ bởi giá đầu vào tăng 20 - 40%, trong khi giá bán không thể tăng. Kéo theo hàng loạt hệ thống dịch vụ nhà khách sạn với hàng triệu lao động đi kèm; Có doanh nghiệp bia sản lượng tiêu thụ giảm ~30% so với năm 2019, nộp ngân sách giảm 10% và phải cắt giảm 25% lao động. Có doanh nghiệp rượu từng là cánh chim đầu đàn của ngành rượu, khoảng hơn 10 năm trở lại đây liên tiếp gặp nhiều khó khăn, sản lượng sụt giảm, thua lỗ do chịu nhiều tác động bởi chính sách hạn chế đồ uống có cồn, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như rượu không rõ nguồn gốc tràn lan, rượu lậu, rượu giả... không được kiểm soát bán với giá rẻ... Điều đáng nói là không chỉ sản phẩm rượu mà hiện nay tình trạng bia nhái, bia lậu, bán với giá rẻ hơn thị trường đang cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp bia chính thức khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính thêm khó khăn.

Khi các doanh nghiệp chính thức đang đứng “bên bờ vực thẳm”, đang ngày càng “tụt dốc” về các doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách, nay lại thêm “cú huých” tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 80% - 100% thì có lẽ các doanh nghiệp làm ăn chân chính khó mà trụ nổi trong tương lai. Khi tăng thuế làm giá sản phẩm tăng cao, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang các mặt hàng khác rẻ tiền hơn, tiêu dùng các sản phẩm trôi nổi, chất lượng kém, hàng lậu, hàng giả v.v.

 

 

Việc tăng thuế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm trong nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng thuế cao sẽ tạo ra khoảng cách lớn về lợi ích giữa sản phẩm chính thống và bất hợp hợp pháp cho hàng lậu sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng, phát sinh chi phí cho các cơ quan quản lý thị trường, hải quan chống hàng lậu v.v.

Theo khảo sát thực tế tại một số địa phương hiện nay, tình hình các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm bia nhái các thương hiệu lớn và bán trên thị trường với giá rất rẻ gần như bằng với giá thành sản xuất không có thuế. Ước sản lượng những sản phẩm bia nhái thương hiệu đó khoảng 200-300 triệu lít. Nếu tình trạng bia, rượu nhái, lậu gia tăng thì các sản phẩm chính thức sẽ khó mà cạnh tranh nổi về giá, như vậy các doanh nghiệp chính thức sẽ ngày càng sụt giảm về sản lượng, người lao động sẽ mất việc làm, nguồn thu ngân sách của các địa phương sẽ giảm theo, người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi vì sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, không được kiểm soát từ các sản phẩm hàng nhái, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc. Như vậy, mục tiêu đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng có được đảm bảo và người được hưởng lợi chính là các cá nhân, cơ sở sản xuất đồ uống không rõ nguồn gốc, đối tượng buôn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái...

      Nhằm giúp các doanh nghiệp đồ uống chính thức, làm ăn chân chính vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn hiện nay, Nhà nước nên có cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn như chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với “cú sốc” như đề xuất mà nên có thời gian xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý để tránh gây “sốc”[5], ổn định thị trường, xem xét thời gian có hiệu lực từ năm 2027, tạo điều kiện để doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế trong trong thời gian tới. Từ đó, các doanh nghiệp chính thức có điều kiện phục hồi kinh tế, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước vì sự phát triển bền vững.

Văn Minh


[1] https://vtcnews.vn/ong-lon-viet-danh-bat-bia-trung-quoc-the-nao-ar158670.html

[2] Oxford Economics. IWSR. 2022

[3] https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2023/06/Sach-Nien-giam-TK-2022-update-21.7_file-nen-Water.pdf

[4] https://cafef.vn/cac-cong-ty-bia-cua-sabeco-habeco-heineken-tai-dia-phuong-nop-ca-tram-nghin-ty-vao-ngan-sach-moi-nam-quan-trong-hang-dau-voi-cac-tinh-thanh-188240616062351126.chn

[5] Các “cú sốc thuế” (tax shock) là hiện tượng mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đối mặt khi có sự thay đổi đột ngột trong chính sách thuế, gây ra tác động đáng kể đến tài chính từng cá nhân và doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và chính sách công. Nguyên nhân của các “cú sốc thuế” có thể xuất hiện khi chính phủ thực hiện các thay đổi thuế bất ngờ, như tăng thuế, giảm các khoản miễn thuế, hoặc thay đổi các quy định liên quan đến thuế. Malaysia đã từng trải qua cú sốc thuế vào giai đoạn năm 2014 và 2015 khi quốc gia này liên tiếp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc tăng thuế cao và đột ngột như ở Malaysia đã không hỗ trợ chính phủ Malaysia đạt được mục tiêu của họ. Thay vào đó, tạo ra các hiệu ứng domino tiêu cực trên thị làm mất nguồn thu của chính phủ, đóng cửa các nhà máy hợp pháp và mất việc làm của công nhân địa phương.

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng thuế TTĐB với đồ uống cần hướng tới khoan sức doanh nghiệp

Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tác động gián tiếp tới 24 ngành hàng trong nền kinh tế, do đó các chuyên gia cho rằng mức tăng và lộ trình tăng thuế cần phù hợp, hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.

Nhiều thương hiệu lớn tham gia PRO Việt Nam cam kết xây dựng Việt Nam xanh

Mới đây, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức buổi lễ ký kết và thông báo các thành viên mới trong năm 2024. Có 8 doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành nghề (trong đó có các doanh nghiệp ngành Đồ uống) đã gia nhập vào PRO Việt Nam, nâng tổng số thành viên của PRO Việt Nam lên 30

Vị trí, vai trò của ngành Đồ uống Việt Nam và những khó khăn, thách thức

Ngành Đồ uống Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bên cạnh đó ngành cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố trong nước và quốc tế.

Lãnh đạo Tạp chí Đồ uống Việt Nam tới thăm và làm việc với Vinabeco

Mới đây, Đoàn công tác Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Công ty CP Công nghệ Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (Vinabeco) ở khu đô thị mới Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Tăng thuế TTĐB với đồ uống cần nghiên cứu lộ trình và mức tăng phù hợp

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Báo Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” để đóng góp thêm những ý kiến, giúp cơ quan soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB) có góc nhìn đa chiều về lộ trình tăng thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế.

Thể lệ Cuộc thi "Thơ với văn hóa ẩm thực và đồ uống Việt Nam"

Một Cuộc thi cực kỳ hấp dẫn về cách thể hiện cũng như giải thưởng, đó là Cuộc thi Sáng tác Thơ mang tên "Thơ với văn hóa ẩm thực và đồ uống Việt Nam".

Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp góp ý Dự thảo Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với ngành Đồ uống

Tại Hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 08/8/2024 đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống.

Doanh nghiệp rượu bia lo ngại không thể phục hồi trước đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia liên tục trong những năm tiếp theo và dự kiến lên đến 90% - 100% vào năm 2030 thực sự là cú sốc và khiến các doanh nghiệp ngành Đồ uống không khỏi lo lắng về tốc độ phục hồi cũng như ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các ngành nghề liên quan.  

Fi Vietnam 2024: Nơi hội tụ tinh hoa nguyên liệu F&B ASEAN

Để bắt kịp xu hướng và tìm kiếm những nguyên liệu độc đáo, hãy tham gia Fi Vietnam 2024, nơi hội tụ tinh hoa nguyên liệu chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới.

Quảng cáo và mua tạp chí