Cân nhắc việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Tại dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Hơn nữa, mới đây, Bộ Y tế đã có đề xuất tất cả đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO đều cần chịu thuế TTĐB, mức thuế căn cứ theo hàm lượng đường trong 100ml. Hàm lượng đường trên ngưỡng này thì đánh thuế, theo nguyên tắc đồ uống càng nhiều đường mức thuế càng cao. Ngược lại, dưới ngưỡng thì không phải chịu thuế. (“Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá” https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/hoi-thao-khoa-hoc-ve-tieu-thu-o-uong-co-uong-oi-voi-suc-khoe-tac-ong-cua-chinh-sach-thue-va-gia; “Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để giảm nguy cơ bệnh tật” https://danviet.vn/de-xuat-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-de-giam-nguy-co-benh-tat-20230323234821944.htm;)
Liên quan về vấn đề này, nhiếu ý kiến tỏ ra quan ngại trước đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Bởi lẽ hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng, việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường.
Dư luận báo chí thời gian qua cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề đồ uống có đường với nguy cơ thừa cân, béo phì và việc áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường có làm giảm việc tiêu thụ hay không? “Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức” https://congthuong.vn/danh-thue-tieu-thu-dac-biet-do-uong-co-duong-con-nhieu-thach-thuc-247479.html “Lo ngại về áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường” https://plo.vn/lo-ngai-ve-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-do-uong-co-duong-post723035.html “Áp thuế TTĐB sẽ đối với đồ uống có đường sẽ gây “tổn thương” cho ngành” https://baodautu.vn/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-se-gay-ton-thuong-cho-nganh-d185509.html
“Băn khoăn về quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường” http://laodongxahoi.net/ban-khoan-ve-quy-dinh-danh-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-1326567.html
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, giới chuyên gia cũng cho rằng cần đảm bảo các vấn đề như mục tiêu của chính sách rõ ràng, chính sách được thiết kế tốt, thúc đẩy tính minh bạch và tính tuân thủ. Xác định rõ đối tượng chịu thuế, tránh nhầm lẫn về đối tượng nào chịu thuế và đối tượng nào không chịu thuế. Cùng với đó, xây dựng phương pháp tính thuế cụ thể và tạo thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp, hạn chế chi phí phát sinh không cần thiết trong việc kê khai thuế; Tham vấn kịp thời và đầy đủ với nhiều bên liên quan trong quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách.
Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp rất kỳ vọng thuế TTĐB đáp ứng được yêu cầu cao hơn, đảm bảo được một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Ông Tuấn cũng băn khoăn liệu đã đủ cơ sở và luận chứng thuyết phục cho việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với những đối tượng mới chưa? Liệu đồ uống có đường có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, để lấy đó làm căn cứ đưa vào diện chịu thuế TTĐB? Thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn liệu có nằm trong phạm vi những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, phải đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB? Trích ý kiến tại bài “Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường: Xác định rõ đối tượng chịu thuế” trên báo Đại đoàn kết http://daidoanket.vn/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-xac-dinh-ro-doi-tuong-chiu-thue-5712811.html
Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có khoảng 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát, cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 300.000 lao động và việc làm gián tiếp cho hàng triệu lao động. Vì vậy, đánh thuế đồ uống có đường cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp. (“Đề xuất đánh thuế theo hàm lượng đường trong 100ml đồ uống” https://vnexpress.net/de-xuat-danh-thue-theo-ham-luong-duong-trong-100-ml-do-uong-4584717.html?gidzl=wf6C0DBDjchYZue6tDgnQE64ZWJ6qRHl_DpS0PJIisYis8S5beM-QVxUWrV3XRjfhDlJ2c49R0rQqiwrRm)
Như vậy, trước khi áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc các tác động tiềm ẩn của đề xuất đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng so với hiệu quả của nó, dựa trên các bằng chứng khoa học xác đáng và nguyên tắc quản lý rủi ro để tránh những hậu quả không mong muốn cho cộng đồng và xã hội.