Ngành Đồ uống nỗ lực vượt qua khó khăn và những hoạt động ý nghĩa với cộng đồng

30/01/2023 - 10:46 AM
710 lượt xem
Cỡ chữ
Năm 2022 đã khép lại với nhiều khó khăn, thách thức và ngành Đồ uống Việt Nam đã nỗ lực vượt qua, đạt được những kết quả đáng mừng. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của ngành đối với đất nước trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19. Bước sang năm mới 2023, các doanh nghiệp trong ngành nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước cần phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua…

VBA tổ chức hội thảo “Ngành Đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới” ngày 06/5/2022.
 
Nhìn lại một năm đã qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Đồ uống Việt Nam nói riêng có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, mới hơn, phức tạp hơn. Đặc biệt, đối với ngành Đồ uống còn chịu tác động kép không những từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà còn bởi các quy định hạn chế đồ uống có cồn, chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt tới sự phục hồi của các doanh nghiệp. Cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp ngành Đồ uống khiến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu, xăng dầu tăng cao... Thực tế đó đã khiến các doanh nghiệp ngành đồ uống vốn khó khăn, nay lại thêm gánh nặng chi phí đầu vào tăng cao, bởi các nguyên liệu để sản xuất bia đều phải nhập khẩu từ châu Âu. 
 
Nhận thấy điều đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên thông qua việc kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan có các giải pháp giúp doanh nghiệp ngành đồ uống vượt qua những khó khăn này. Năm 2022, Chính phủ đã tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ như: Miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách; cơ cấu lại các khoản nợ; miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay; đưa ra gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động bị mất việc… trong đó ngành Đồ uống cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của Hiệp hội, nhất là nhờ sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp nên năm 2022, ngành Đồ uống đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những kết quả đáng mừng trong sản xuất, kinh doanh và đã tăng trưởng trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19. Một lần nữa, ngành Đồ uống lại khẳng định vị trí, vai trò của mình với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mỗi năm, toàn ngành đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 60 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động trên cả nước, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra một số thị trường quốc tế, sản phẩm có chất lượng cao, uy tín, mẫu mã đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng… Kết quả này có được còn nhờ tới sự chủ động, năng động, sáng tạo và các giải pháp phù hợp của các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh và điều hành, vận hành hoạt động một cách trơn tru, tiết kiệm chi phí, đồng thời tìm tòi, nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới, mẫu mã mới phù hợp với xu thế tiêu dùng. Đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, đổi mới công tác quản lý, tiếp thị, mở các điểm bán hàng đảm bảo lịch sự, sang trọng… 
 
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp trong ngành còn luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Trong năm 2022, các doanh nghiệp lớn đã chi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động, chương trình vì cộng đồng như công tác đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sạch, thắp sáng đường quê, tài trợ cho thể thao, các giải đấu bóng đá, về nhà ăn Tết, cùng nhau làm nên Tết, mùa Xuân ấm áp… Tiêu biểu như các doanh nghiệp Heineken Việt Nam, SABECO, HABECO, Carlsberg Việt Nam, AB Inbev Việt Nam, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Coca - Cola Việt Nam, Suntory Pepsico Việt Nam… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn luôn có ý thức trong việc tuyên truyền về uống có trách nhiệm, trên bao bì sản phẩm và trên website của doanh nghiệp đều có ghi các thông tin như Đã uống rượu bia thì không lái xe, trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia… Một số doanh nghiệp có các hoạt động tuyên truyền, truyền thông “Uống có trách nhiệm”, “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, hỗ trợ người tiêu dùng đi taxi về nhà sau khi đã uống rượu, bia… Đặc biệt, trong năm 2021 và 2022, Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức thành công 02 cuộc thi viết có ý nghĩa, đó là Cuộc thi viết “Văn hóa uống - Uống có trách nhiệm” và Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Hai Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của đông đảo bạn viết trên cả nước, với gần 200 tác phẩm dự thi và nhận được sự đánh giá cao của công chúng báo chí và người tiêu dùng về ý nghĩa đối với cộng đồng, gần 80 báo đài, tạp chí đã đưa tin, bài về 02 Cuộc thi. Qua đó giúp cho các cơ quan, người dân hiểu hơn về vị trí, vai trò của ngành Đồ uống cũng như những đóng góp to lớn của ngành đối với cộng đồng và việc truyền thông “Uống có trách nhiệm”… 
 
Năm 2022, VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã tổ chức Chương trình từ thiện “Mái Che Cho Em” và trao tặng 100 triệu đồng xây dựng mái che tại trường Mầm non Phú Lâm 2, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, qua đó giúp các cháu có không gian vui chơi, học tập ngoài trời được thuận lợi hơn… Đây là một trong những hoạt động từ thiện được VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam duy trì hàng năm tại các địa phương. 
 
Với các hoạt động ý nghĩa trên, hình ảnh của ngành Đồ uống Việt Nam ngày càng đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng và cộng đồng, uy tín của VBA ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng càng thêm tin tưởng, quý mến các thương hiệu đồ uống có trách nhiệm với cộng đồng… Thông qua việc tổ chức thành công các hội thảo, tọa đàm mang tầm quốc tế, uy tín và vai trò của VBA ngày càng được khẳng định, nhất là vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách liên quan đến ngành. Bên cạnh đó, VBA còn luôn quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, tổ chức cho đại diện các doanh nghiệp hội viên tham quan, học tập tại các triển lãm, lễ hội quốc tế, tổ chức một số lớp đào tạo nhằm cập nhật thông tin, kiến thức mới để các hội viên áp dụng vào thực tế tại đơn vị… Một trong những hoạt động nổi bật của VBA trong năm 2022 là ra mắt và đi vào hoạt động Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam. Trong năm, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam đã thực hiện thành công đề án “Nghiên cứu tác động của Việc Điều chỉnh thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ngành Đồ uống có cồn”. Đề án đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về chất lượng, với những thông tin, số liệu khách quan, chính xác về lịch sử văn hóa, các chính sách liên quan đến ngành, tình hình sản xuất, kinh doanh, mức tiêu thụ đồ uống có cồn tại Việt Nam và những tác động của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với ngành… 
 
Năm 2023, theo dự báo nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Đồ uống Việt Nam nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bất ổn, vấn đề lạm phát ở nhiều nước trên thế giới vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu… Trong khi đó, ngành Đồ uống Việt Nam đang phải chịu gánh nặng về các loại thuế, thuế TTĐB đang ở mức cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng, nguồn cung ứng nguyên liệu tiếp tục gặp khó khăn do cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, cạnh tranh trên thị trường còn bất bình đẳng khi các loại đồ uống có cồn bất hợp pháp vẫn khá nhiều, bán với giá rẻ, trốn thuế, thu nhập của người tiêu dùng không ổn định và họ cắt giảm chi tiêu… Với những yếu tố trên, các doanh nghiệp ngành Đồ uống sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, việc làm của người lao động có nguy cơ bị giảm, tình trạng rượu, bia lậu, không rõ nguồn gốc sẽ gia tăng, sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu những tồn tại trên không được giải quyết. Ngành Đồ uống mong rằng, Nhà nước có chính sách ổn định, có các giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tập trung quản lý tình trạng rượu, bia lậu, không rõ nguồn gốc để bảo vệ các doanh nghiệp đồ uống làm ăn chân chính, tạo điều kiện để ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, từ đó sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo việc làm cho người lao động và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trách nhiệm với cộng đồng
 
Nguyễn Văn 
 

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol, rượu không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên và Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

Sáng 24/7, Hội đồng doanh nghiệp châu Âu - ASEAN đã tổ chức Tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”. Tọa đàm với mục tiêu ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế tại Việt Nam đảm bảo tính công bằng, hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đắk Lắk cần có thêm nhiều "đầu tàu"

Thời gian qua, Đắk Lắk đã rất nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cân nhắc việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, trái lại còn mang đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành có liên quan.

Cần tính toán kỹ các yếu tố tác động của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới những bên liên quan

Sáng 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB). Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính, chuyên gia dinh dưỡng, Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có chính sách thuế phù hợp với thực tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình với mặt hàng rượu, bia lên đến 100% vào năm 2030

Doanh nghiệp Đồ uống “khó chồng khó”, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm

Trong mấy năm gần đây, ngành bia đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất nay lại thêm đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với rượu bia, theo lộ trình sẽ lên mức 100% vào năm 2030 gây nên “cú sốc” lớn cho các doanh nghiệp

Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Cần có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp làm ăn chân chính không tiếp tục “tụt dốc”

Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam luôn song hành 2 yếu tố quan trọng làm nên nét văn hóa ẩm thực của người Việt, đó là món ăn và thức uống

Quảng cáo và mua tạp chí