Ngày Xuân nói chuyện câu đối

26/01/2022 - 04:00 PM
75 lượt xem
Cỡ chữ
Trước đây mỗi độ Xuân đến Tết về, người xưa thường có thú chơi câu đối. Thú chơi câu đối được xem như một thứ trang trí lịch lãm trong ngày Tết . Hàng năm, cứ đến 23 tháng Chạp, sau khi đưa ông Táo về trời là người ta lo sắm sửa mượn những ông đồ về viết hộ đôi ba câu đối về treo ở nhà. Họ tin rằng vận may rủi trong một năm tùy thuộc vào những câu đối (?) Thế rồi bao năm qua, thú chơi câu đối treo ở nhà cũng ít dần, ở một số thành phố lớn vẫn có các ông đồ cho chữ và nhiều bạn trẻ đến xin chữ với hy vọng gặp nhiều may mắn trong năm mới.  

alt
 
Ngày nay, ông đồ viết chữ cũng ít dần do tuổi cao và cũng do người dân ít quan tâm tới việc xin câu đối như xưa.  Thế mới câu
“…Ông Đồ vẫn ngồi đấy
      Qua đường không ai hay”.

Tuy vậy, câu ca “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” vẫn luôn có giá trị trong lòng người dân đất Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Và nhiều gia đình vẫn thích thú với những hàng câu đối.

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết
Một năm mười hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.
                                                 
  (Tú Xương)

Tết đến người phong lưu hưởng Tết, còn người cùng túng mỗi lần lại thêm lo, nhưng lo thì lo, chỉ lo sao cho qua đêm 30 Tết, vì có tục đòi nợ tất niên. Chứ đến sáng mồng Một, đầu năm Nguyên Đán dù sao cũng lại Xuân rồi. Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối:
 
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Và đôi câu đối sau đây có vẻ hợp với ngày nay nhưng thực ra là của người xưa:

Đành niên qua đến cùng xương, nào tiền nhà, nào tiền học, nào tiền thuế, nào tiền ăn: nghĩ đời sống lắm phen chớ phở.
Mùi Tết nước tha hồ béo mở, này chén rượu, này chén chè, này chén anh, này chén chú, gặp ngày Xuân thả sức đá gà.
 
alt
 
Thường Tết đến là vui, là mừng nên câu đối thường nhắc tới sự vui mừng như:

“Tiệc Xuân vui mở, mồng một, mồng hai, mồng ba Tết
Chúc tụng phát tài, mà trăm, mà nghìn, mà vạn may”.
                                   
(Khuyết Danh)

    Hay
 
“Tôi ba mươi giơ cẳng đụng cây nêu, ủa Tết
Sáng mồng một lắng tai nghe tiếng pháo, à Xuân”
                                   
(Cụ Nghè Tân)

Đối với phần đông dân chúng, người ta chơi câu đối theo tục lệ, riêng đối với những người chơi chữ, chơi câu đối thật là một thứ thanh tao. Người chơi chữ gửi tâm sự vào câu đối, khóc người thân bằng câu đối, giễu cợt kẻ hèn, kẻ rởm bằng câu đối. Truyện cũ kể rằng, có một cậu học trò nghèo, lấy được vợ con nhà quan, giàu. Hôm cưới, ông bố vợ muốn thử tài chàng rể bèn ra câu đối:
 
Con rể nết na xem tử tế.

Cái khó ở đây: “tế tử” nghĩa là con rể.
 
Chàng rể không đối được, hẹn đến ngày hôm sau. Chàng phải tìm đến vị hôn thê, nàng đã gà cho chồng:
 
Ông chồng cay đắng kể công phu.

Công phu lại chính là ông chồng: Dụng ý ở đôi câu đối trên là những chữ đồng nghĩa mà khác âm đối nhau. Lại có những câu đối, người ta dùng những chữ đồng âm khác nghĩa đối nhau:
 
Ruồi đậu mâm xôi đậu,
Kiến bò đĩa thịt bò.

Học trò nghèo ngày xưa thường hay bị thử tài. Có một anh học trò nghèo túng quá, ngày Tết phải đem áo đến cầm cho một nhà giàu, không biết nhà giàu lại là một hưu quan. Hưu quan thấy anh học trò ra vế câu đối thử tài:
 
Quân tử cố cùng, quân tử cùng quân tử cố.

Nghĩa: Người quân tử bền lòng lúc cùng khổ, quân tử lúc cùng quân tử bền lòng.

Câu này lấy chữ trong sách Luận Ngữ, lại khó vì ở đây chữ cố nghĩa nôm là cầm cố và chữ cùng nghĩa nôm là cùng khổ.
Anh học trò nghèo đã trích Tam Quốc đối lại:

Khổng Minh cầm túng, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm.

Nghĩa:  Khổng Minh bắt, Khổng Minh tha, Khổng Minh bắt.
 
Trong truyện Tam Quốc, Khổng Minh bắt lại tha Mạnh Hoạch đến bảy lần.
Câu đối này rất hay vì ở đây cầm nghĩa nôm là cầm cố, và chữ túng nghĩa nôm là túng tiền. Nhờ vế câu đối, vị hưu quan đã tặng không cho anh học trò nghèo một số tiền.
       
Nói về câu đối thì còn rất nhiều, song trang báo có hạn và để kết thúc chúng tôi xin kể một câu chuyện vui về câu đối. Câu chuyện vui này xảy ra giữa anh nhà nho và một anh nhà giàu. Anh nhà giàu cất một ngôi nhà thật đẹp. Để tôn vinh vẻ đẹp của ngôi nhà trước cửa anh ta trồng ba cây trúc. Đối diện nhà anh, cách một con đường là nhà một hàn sĩ, nhà tranh vách đất. Hàn sĩ thấy anh nhà giàu có vẻ hiu hiu tự đắc nên ghét lắm. Ông bèn chửi chữ bằng cách viết trước cửa nhà mình đôi câu đối như sau:
 
Gia Trung vạn quyển thư
Môn ngoại tam can trúc
Nghĩa: Trong nhà vạn quyển sách
  Ngoài cửa ba cây trúc
 
Nhà nho ý tự phụ trong nhà mình có vạn quyển sách và chê anh nhà giàu chỉ có ba cây trúc ở ngoài cửa.
Anh nhà giàu đọc đôi câu đối biết ông nhà nho xỏ mình. Anh ta nghĩ bây giờ chặt ba cây trúc đi, đôi câu đối của anh nhà nho sẽ trở nên vô nghĩa. Nghĩ sao làm vậy.

Nhà nho thấy anh nhà giàu chặt ba cây trúc, nhưng vẫn còn gốc, bèn thêm vào hai vế câu đối mỗi bên một chữ.
 
Gia trung vạn quyển thư trường
Môn ngoại tam can trúc đoản
Nghĩa: Trong Nhà vạn quyển sách dài
Ngoài cửa ba cây trúc ngắn
 
Anh nhà giàu thấy vậy liền sai người nhà đánh hết cả gốc ba cây trúc đi. Anh ta tự nhủ thử xem ông nhà nho có phải cạo đôi câu đối đi không. Anh ta đã lầm, nhà nho thấy anh ta đánh cả gốc ba cây trúc thì mỉm cười và lại thêm vào mỗi vế câu đối một chữ nữa thành:
 
Gia trung vạn quyển thư trường hữu
Môn ngoại tam can trúc đoản vô.
     
   Nghĩa :
Trong nhà vạn quyển sách dài thì có
Ngoài cửa ba cây trúc ngắn cũng không.
 
Lần này thì anh nhà giàu chịu thua, và anh lẩm bẩm: “Chấp làm gì đồ hủ nho! Ở đời, miễn nhiều tiền là hơn!”.

Và chúng tôi cũng xin dừng ở đây, hẹn một dịp khác. Chúc mọi người, mọi nhà năm mới an khang, thịnh vượng.
                               
Hoàng Văn

Các bài viết khác

SABECO đạt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đồng Cổ đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2024, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2023, ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4,255 tỷ đồng. Dựa trên bối cảnh cùng những dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, SABECO tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong năm 2024, đồng thời thúc đẩy các hoạt động thương mại, sản xuất hiệu quả song hành cùng các hành động hướng đến phát triển bền vững. 

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.