Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

10/04/2024 - 12:45 PM
197 lượt xem
Cỡ chữ

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

 

Hội thảo cung cấp những thông tin bổ ích về một số bệnh không lây nhiễm (NCDs) phổ biến ở Việt Nam

 

Tham gia Hội thảo có lãnh đạo một số cơ quan, ban ngành liên quan, các hội, hiệp hội ngành nghề, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực bệnh không lây nhiễm... Tại Hội thảo, các diễn giả đã cung cấp những thông tin bổ ích về một số bệnh không lây nhiễm phổ biến ở Việt Nam cho thấy nguyên nhân phát sinh các bệnh này rất đa dạng. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát bệnh không lây nhiễm.

Phát biểu khai mạc Hội thảo,  PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, bên cạnh  thừa cân béo phì (TCBP), còn tồn tại các bệnh không lây nhiễm khác có tỷ lệ mắc phổ biến hơn và gánh nặng bệnh tật lớn hơn như tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính… Những loại bệnh này diễn ra dai dẳng nhưng hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam và đang là mối quan tâm, ưu tiên của ngành Y tế nói riêng và Chính phủ nói chung. Việc xác định đúng các nguyên nhân, bối cảnh đặc thù tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cơ sở quan trọng để hình thành, đánh giá và đề xuất các giải pháp phòng ngừa hiệu quả với  quan  quản lý nhà nước để hoạch định được những chính sách, pháp luật liên quan phù hợp nhất giải quyết bệnh không lây nhiễm có hiệu quả ở nước ta.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Chính, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm, từ tác nhân sinh học, môi trường và các yếu tố đến từ việc sử dụng thuốc lá, chế độ sinh hoạt ít vận động thể chất và ăn uống không cân bằng. Tuy nhiên, tất cả các nguyên nhân này cần phải đánh giá đầy đủ, khách quan và khoa học để tìm kiếm các giải pháp phòng chống hiệu quả.

Tại Hội thảo, Ths. Nguyễn Văn Nhiên - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về các yếu tố     hành vi sức khỏe chính gây tăng nguy  mắc các bệnh không lây nhiễm. Dựa trên kinh nghiệm phòng, chống các bệnh bệnh không lây nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Nhật Bản, Trung Quốc, Ths. Nguyễn Văn Nhiên cũng đề xuất một số giải pháp phòng, chống bệnh bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam thông qua: Chính sách tạo môi trường thuận lợi, giúp mọi người duy trì lối sống lành mạnh góp phần phòng chống bệnh không lây nhiễm; Kiểm soát thuốc lá là ví dụ về việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm; Duy trì chế độ ăn lành mạnh có thể phòng chống bệnh tim mạch; Sàng lọc và điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong.

Bàn về tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) và bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả TCBP. Về mối liên quan của TCBP và tiêu thụ thực phẩm, từ nhiều kết quả khảo sát đã cho thấy thực tế:  Nhóm học sinh thành thị có tỷ lệ TCBP cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt thường xuyên (≥3 lần/tuần) thấp hơn đối với học sinh ở nông thôn (lần lượt là 16,1,% và 21,6%)... Điều đó cho thấy, TCBP do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên dân do lười vận động, chế́ độ̣ ăn dư thừa vượ̣t quá nhu cầu; Các bệnh rối loạ̣n chuyển hóa trong cơ thể…

Theo đó, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhận định: “Chưa có nghiên cứu tìm thấy mối liên quan duy nhất của TCBP với đường/ thực phẩm chứa đường. Vào trong cơ thể, các chất protein, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều chất béo hay đường mới gây thừa cân béo phì”.

 

PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

 

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia -Rượu - Nước giải khát Việt Nam chia sẻ, bệnh không lây nhiễm bao gồm cả thừa  cân béo phì do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc đề xuất các giải pháp do đó cần dựa trên các bằng chứng khách quan, khoa học  toàn diện. Hiện nay, các  quan N nước đang  đề xuất giải pháp áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường với mục tiêu giảm các bệnh không lây nhiễm như TCBP, trong khi tại Việt Nam còn có các loại đồ uống có đường chế biến tại chỗ hay còn gọi là đồ uống đường phố khó kiểm soát về chất lượng và không thu được thuế. Vì vậy, ông Việt cho rằng: “Nếu người tiêu dùng vẫn tiếp tục tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calories cao khác, đồng thời thiếu vận động thể lực thì công cụ thuế không thể giải quyết được vấn đề thừa cân béo phì mà chỉ có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nước giải khát cũng như các ngành phụ trợ có liên quan”.

Tổng hợp thông tin từ các chuyên gia, đơn vị, ông Nguyễn Văn Phụng - Chuyên gia cao cấp Thuế & Quản trị doanh nghiệp đã đưa ra nhiều luận cứ để trả lời câu hỏi: “Liệu thuế có trở thành công cụ tham gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam?”.  Ông Phụng cho biết, Chính phủ đang dự kiến trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi, các vấn đề đang nổi lên nhiều ý kiến khác nhau là việc tăng thuế đối với thuốc lá, rượu, bia và mở rộng áp dụng đối với nước uống có đường...  Thực tế chứng minh, so với nước ngọt, thì những thực phẩm được trẻ em tiêu thụ nhiều hơn là ngũ cốc, chất đạm, chất béo, sữa và sản phẩm từ sữa. Lượng protein được học sinh các cấp tiêu thụ cũng đều vượt mức khuyến nghị.

Do đó, việc áp thuế đối với nước ngọt mà không áp dụng đối với các mặt hàng cùng tác động bất lợi cho sức khỏe chưa thực sự thuyết phục. “Cần xem xét toàn diện và xác đáng các mặt hàng có liên quan, là nguyên nhân gây nên các bệnh bệnh không lây nhiễm, trong đó có TCBP. Ngoài ra, cần tính đến khả năng nếu áp thuế đối với nước ngọt khiến các mặt hàng này phải tăng giá bán, thì người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm thay thế là các sản phẩm không được kiểm soát về chất lượng”, ông Nguyễn Văn Phụng khẳng định.

Những thông tin bổ ích, đa chiều được các diễn giả trình bày tại hội thảo về bệnh không lây nhiễm có thể coi là những luận cứ khoa học xác đáng nhằm đóng góp tới  quan quảnlý nhà nước để hoạch định được những chính sách, pháp luật liên quan phù hợp nhất, vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội, vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm  hiệu quả trong hiện tại  tương lai ở Việt Nam.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Tác dụng ngược nếu áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Đề xuất đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có thể gây tác dụng ngược đối với mục đích hạn chế tiêu dùng.

Các chuyên gia nói về nguyên nhân thừa cân béo phì và giải pháp áp thuế đối với nước ngọt sẽ lợi bất cập hại

Có quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường trên thị trường có mức tiêu thụ nhiều hơn so với nước ngọt. Do đó, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển từ sử dụng các loại nước uống lưu thông hợp pháp sang các loại nước uống đường phố vốn không bị ảnh hưởng vì tăng thuế.

“Kinh tế xanh - trách nhiệm của nhà sản xuất”

Đó là chủ đề của Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VIII - 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn ra vào sáng 27/6/2024 tại Hà Nội.

Tìm lối đi cho ngành Bia Việt Nam

Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu khiến ngành bia, rượu sẽ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khó khăn trong năm 2024. Do đó, đề xuất tăng “sốc” thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia của Bộ Tài chính hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi cần được đánh giá toàn diện và cân nhắc kỹ lưỡng.

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Quảng cáo và mua tạp chí