Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

17/01/2024 - 10:58 PM
586 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.
 
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách TN&MT (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, thủy tinh là một dạng tài nguyên vĩnh cửu có thể tái chế nhiều lần mà không làm mất đi tính chất vốn có của nó. Tuy nhiên, thủy tinh hiện đang là loại chất thải được tái chế ở tỷ lệ thấp, rất hạn chế. Hội thảo “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” được kỳ vọng là cầu nối giúp đưa các chính sách đi vào thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất, từ đó, đẩy mạnh công nghiệp tái chế thủy tinh, nâng cao nhận thức về bảo vệ nhằm xây dựng chuỗi tuần hoàn trong hoạt động sản xuất thủy tinh.
 
Trình bày Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý rác thải thủy tinh tại Việt Nam, ông Hồ Quốc Thông - Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á cho biết, tại Việt Nam, khối lượng rác thải rắn tăng khoảng 10% đến 16% mỗi năm. Trong đó, rác từ thủy tinh chiếm 4% tổng trọng lượng rác thải rắn đô thị. So với các loại rác thải khác như chai nhựa, vỏ lon nhôm, bao bì giấy, các chai và lọ thủy tinh thường ít được phân loại tại nguồn và chủ yếu được thu gom bởi các công nhân của công ty thu gom rác tư nhân hoặc doanh nghiệp về công ích môi trường đô thị. Nguyên nhân là do trong quá trình vận chuyển, rác thải thủy tinh dễ rơi vỡ, gây nguy hiểm cho công nhân thu gom. Đồng thời, thu nhập từ việc thu gom và bán phế liệu thủy tinh còn tương đối thấp, do vậy không tạo được động lực cho quá trình thu gom và tái chế loại rác thải này.
 
Đại diện Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức đối với hoạt động tái chế rác thải thủy tinh tại Việt Nam, hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất thủy tinh có quy mô nhỏ lẻ, các hoạt động tái chế thủy tinh còn manh mún và thủ công. Mặt khác, chi phí bỏ ra cho việc thu gom rác thủy tinh trong nước khá cao, giá thành dao động trong khoảng từ 2.250 - 2.500 VNĐ/kg, chênh lệch so với việc nhập khẩu vụn thủy tinh từ nguồn nước ngoài có giá khoảng 1.800 - 2.100 VNĐ/kg. Ngoài ra, nguồn vụn thủy tinh nội địa chưa có đầu vào ổn định, không tạo được động lực cho hoạt động tái chế trong nước. Vì vậy, các nhà sản xuất thủy tinh thường ưu tiên nhập khẩu vụn thủy tinh từ nước ngoài để bảo đảm lợi ích kinh tế.
 
Đại diện cho ngành Đồ uống Việt Nam, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) chia sẻ, thời gian qua, Dự thảo quyết định của Thủ tướng ban hành về định mức chi phí tái chế chất thải Fs được các doanh nghiệp ngành Đồ uống hết sức quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, định mức chi phí tái chế chất thải quá cao, chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam, cần tính toán lại cho hợp lý với từng sản phẩm, bao bì để khuyến khích các nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc thu gom, xử lý, tái chế. Năm 2023, Hiệp hội đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và các Hiệp hội ngành hàng cùng đưa ra kiến nghị góp ý với Hội đồng EPR, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, Hiệp hội đã có các công văn đề xuất về cần có lộ trình, phương thức triển khai, mức đóng góp của các doanh nghiệp đồ uống vào dự thảo để đảm bảo hài hòa lợi ích và giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
 
Bàn về các giải pháp cải thiện công tác quản lý rác thải thủy tinh tại Việt Nam, đại diện Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á khuyến nghị, cần cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế và có các hỗ trợ thiết thực cho các nhóm đối tượng bị thiệt thòi trong hệ sinh thái quản lý chất thải thủy tinh. Ngoài ra, các công cụ về pháp lý, thị trường, giáo dục nhận thức, hành vi cần được áp dụng đồng thời nhằm đẩy mạnh quá trình thu gom và tái chế thủy tinh. Cụ thể, Chính phủ nên tích hợp các chỉ số bao bì thân thiện với môi trường trong việc điều chỉnh các quy định về EPR và các chương trình Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Hỗ trợ tài chính cho các đơn vị tái chế thủy tinh và nhà sản xuất thủy tinh trong nước nhằm tạo động lực thu gom, tái chế rác thải thủy tinh; Nâng cao việc thực thi pháp luật liên quan đến các vi phạm về rác thải; Quy định phân loại chất thải tại nguồn; Tổ chức các chiến dịch giáo dục thúc đẩy ý thức của người tiêu dùng…
 
Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol, rượu không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên và Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế

Sáng 24/7, Hội đồng doanh nghiệp châu Âu - ASEAN đã tổ chức Tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”. Tọa đàm với mục tiêu ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế tại Việt Nam đảm bảo tính công bằng, hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đắk Lắk cần có thêm nhiều "đầu tàu"

Thời gian qua, Đắk Lắk đã rất nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cân nhắc việc áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, trái lại còn mang đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành có liên quan.

Cần tính toán kỹ các yếu tố tác động của dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới những bên liên quan

Sáng 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB). Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính, chuyên gia dinh dưỡng, Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có chính sách thuế phù hợp với thực tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình với mặt hàng rượu, bia lên đến 100% vào năm 2030

Doanh nghiệp Đồ uống “khó chồng khó”, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm

Trong mấy năm gần đây, ngành bia đã và đang phải đối mặt với các khó khăn chồng chất nay lại thêm đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với rượu bia, theo lộ trình sẽ lên mức 100% vào năm 2030 gây nên “cú sốc” lớn cho các doanh nghiệp

Để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế, cần tránh những “cú sốc” đối với doanh nghiệp

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Cần có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp làm ăn chân chính không tiếp tục “tụt dốc”

Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam luôn song hành 2 yếu tố quan trọng làm nên nét văn hóa ẩm thực của người Việt, đó là món ăn và thức uống

Quảng cáo và mua tạp chí