Từ vụ người tiêu dùng đòi SABECO bồi thường thiệt hại: Cần có cái nhìn khách quan để hiểu rõ bản chất vấn đề

02/05/2021 - 10:00 AM
144 lượt xem
Cỡ chữ
Theo dõi vụ người tiêu dùng kiện Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), chúng tôi nhận thấy có một vài điều khiến dư luận đặt câu hỏi đó là: Vì sao nguyên đơn lại rút yêu cầu bồi thường 1 triệu đô la? Vì sao nguyên đơn cố gắng mua lại chai bia chỉ còn 1/3 dung tích của nhà hàng mà không yêu cầu nhà hàng thay chai bia khác? Cố gắng mua lại chai bia để làm gì và diễn biến tiếp theo của vụ kiện có phải vì mục đích đòi quyền lợi người tiêu dùng?

alt
Sáng 20-4-2021, Tòa án Nhân dân quận 5 (thành phố Hồ Chí Minh) mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”…
Ngày 20-4-2021, Tòa án Nhân dân quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phương Du (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) và bị đơn là SABECO. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát về việc tạm dừng phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ. Theo HĐXX, kết quả giám định hiện có chưa đủ cơ sở xác định chai bia làm vật chứng là của SABECO. Do đó cần làm rõ nguồn gốc chai bia dùng làm vật chứng có phải của SABECO hay không, đồng thời tìm hiểu cách dán nhãn, gắn mã trên chai bia của SABECO. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau...

Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn là ông Du đề nghị tòa buộc SABECO bồi thường thiệt hại 39,81 triệu đồng, gồm trị giá chai bia nhãn hiệu Sài Gòn đỏ là 10.500 đồng; tổn thất tinh thần tương đương 10 tháng lương là 39,8 triệu đồng. Đồng thời, ông yêu cầu tòa buộc SABECO đăng tin xin lỗi công khai trên ba số báo liên tiếp của bốn tờ báo. Sau đó ông Du bổ sung nội dung khởi kiện, yêu cầu SABECO bồi thường 1 triệu USD. Tuy nhiên, tại tòa, nguyên đơn lại rút lại nội dung yêu cầu SABECO bồi thường 1 triệu USD. Điều chỉnh lại các khoản bồi thường khác gồm 10.000 đồng giá trị 1 chai bia và 14,9 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần... Nguyên đơn yêu cầu SABECO xin lỗi trên 3 báo.

Tại phiên tòa trên, Luật sư của SABECO cho rằng, ông Du không uống loại bia này trong bàn nhậu. Ông cũng không phải là người phát hiện ra chai bia lỗi mà từ một bạn nhậu khác. Lúc này ông mới xin được trả tiền chai bia để mang sản phẩm lỗi về nhà nên ông không có quyền kiện. Cũng theo Luật sư của SABECO, chai bia không phải là vật chứng của vụ án; chưa có căn cứ chứng minh chai bia bị lỗi là của SABECO. Luật sư cho rằng, ông Du không phải là người tiêu dùng, vì khi phát hiện chai bia bị lỗi, thay vì ông Du trả lại cho nhà hàng, thì lại “năn nỉ” nhà hàng để được mua lại. Qua đó, Luật sư của SABECO cũng đặt ra vấn đề động cơ, mục đích của ông Du trong việc mua lại chai bia này là gì, và không phải vì mục đích tiêu dùng, trong khi "ông Du tự biến mình thành nạn nhân”. Từ đó, luật sư của SABECO đưa ra 2 phương án giải quyết vụ án, nếu tòa xác định ông Du không phải là người tiêu dùng thì đình chỉ vụ án; còn trường hợp tòa xác định ông Du là người tiêu dùng thì bác toàn bộ yêu cầu của ông Du.

Đại diện bị đơn cho biết, SABECO không nhận được phản ánh trực tiếp từ ông Du sau khi sự việc xảy ra mà đọc được tin tức từ hai tờ báo. SABECO sau đó đã liên hệ và làm việc với ông Du. Trong buổi làm việc, ông Du không chấp nhận bàn giao chai bia cho SABECO.

Với những lập luận trên, dư luận có quyền đặt câu hỏi, động cơ của nguyên đơn là gì khi người này chủ động mua lại chai bia bị lỗi, nhất là ông không phải là người phát hiện ra chai bia lỗi mà từ một bạn nhậu khác? Tại sao ông Du lại “tự biến mình thành nạn nhân” và theo đuổi vụ kiện với yêu cầu ban đầu đòi bị đơn bồi thương 1 triệu đô la (một số tiền rất lớn so với mức thiệt hại về tinh thần như nguyên đơn tự đưa ra). Và tại sao, tại phiên tòa hôm 20-4, đại diện ủy quyền của ông Du cho biết ông Du rút yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường 1 triệu USD, phải chăng vì đuối lý và sợ bị điều tra về động cơ thiếu trong sáng của mình? Vì sao nguyên đơn lại yêu cầu bị đơn đăng xin lỗi công khai ông Du với tư cách người tiêu dùng  trên 3 số báo liên tục của bốn tờ báo. Giả sử có đúng thì đối với người tiêu dùng tử tế, mang tính chất xây dựng thì họ cũng không yêu cầu như vậy. Sự thật thiệt hại cho người tiêu dùng (đối với trường hợp nguyên đơn) không đáng để làm những việc như vậy? Một điều đáng nói nữa là sau khi Hội đồng tạm ngừng xét xử thì trên mạng xã hội, một vài cá nhân không biết vì mục đích gì mà liên tiếp đăng bài thiếu khách quan đổ lỗi cho doanh nghiệp, tự cho mình cái quyền nói doanh nghiệp vô văn hóa trong kinh doanh và tự nói sẽ tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp…

Công bằng mà nói, người tiêu dùng cũng có người thế này, người thế kia, có những người họ phản ánh đúng bản chất sự việc, khách quan, mang tính chất xây dựng, song cũng có một vài người tiêu dùng lợi dụng sự việc để phục vụ cho mục đích cá nhân, thiếu khách quan, nhằm hạ đối thủ, thậm chí có trường hợp lợi dụng khiếm khuyết của nhà sản xuất (không cần biết đúng hay sai) để tống tiền thay vì chia sẻ, phản ánh để nhà sản xuất khắc phục.

Câu chuyện về dị vật, con gián, con ruồi... trong chai bia, chai nước giải khát là “con bài” quá cũ mà người ta sử dụng làm mục đích xấu, không trong sáng nhằm giảm uy tín của cá nhân hay tổ chức. Thực tế cho thấy, với những dây chuyền hiện đại, tự động hóa như các doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát có uy tín, có thương hiệu lớn như SABECO và một số doanh nghiệp đồ uống khác thì khó mà bị lỗi hoặc thiếu dung tích như sự việc trên. Việc sản xuất tự động hóa, đồng đều chắc chắn cho ra sản phẩm đồng đều về chất lượng cũng như số lượng. Do đặc thù các sản phẩm bia, nước giải khát vận chuyển đi lại nhiều và tập kết ở kho bãi nên cũng khó tránh việc hao hụt dung tích (chỉ là rất hiếm), và cũng có thể lỗi của nhà hàng trong bảo quản bia, liệu có đúng là sản phẩm của SABECO hay không?

Vẫn biết rằng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng là cần thiết và đúng đắn, song cũng không thể bảo vệ những trường hợp người tiêu dùng có động cơ không trong sáng, mục đích xấu, không mang tính xây dựng, thậm chí mục đích nhằm hạ uy tín của một thương hiệu có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước. Mỗi cá nhân, tập thể hay cả những nhà báo, facebooker hãy có quan điểm khách quan, công bằng, tránh việc đăng tải những thông tin, bài viết thiếu khách quan mà ảnh hưởng đến các  doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bài học nhãn tiền là cũng vì một số người thiếu cái tâm với nghề, đăng tải thông tin khiến cho một số doanh nghiệp ngành đồ uống phải điêu đứng một thời, cuối cùng doanh nghiệp làm ăn chân chính họ vẫn đứng vững và phát triển. Đừng vì xa đà bảo vệ người tiêu dùng (ví như “kiểu rạch mặt ăn vạ”) mà trở thành “quân cờ” hay bồi bút cho những đối tượng có mục đích không trong sáng...

 Thiết nghĩ, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng chân chính, chứ không phải để bảo vệ người tiêu dùng gây sách nhiễu, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiêp với động cơ không trong sáng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nên tỉnh táo để nhận biết thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, chứ không nên tin theo ý kiến cá nhân thiếu khách quan của một vài người kêu gọi tẩy chay mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế nước nhà...

CÔNG TÂM    

Các bài viết khác

Xem thêm

Tăng cường tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Ngày 15/1/2024, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam” nhằm cải thiện công tác quản lý rác thủy tinh, đồng thời tìm ra các giải pháp thúc đẩy tái chế thủy tinh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”: Cần hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”. Tham dự Tọa đàm có các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, đại diện Đại sứ quán Anh, Pháp, Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng đại diện các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam...

Đừng để việc đo nồng độ cồn thành nỗi ám ánh cho người dân

Chưa bao giờ câu chuyện nồng độ cồn khi tham gia giao thông lại trở nên nóng bỏng như bây giờ.

Ngành Đồ uống Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Đi cùng với sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự khởi sắc trong kinh doanh du lịch, ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối diện không ít khó khăn, thách thức trong hiện tại cũng như tương lai...

Rộng mở các tiềm năng để ngành Nước giải khát Việt Nam vượt khó

Với nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, các loại đồ uống, trong đó có nước giải khát ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành nước giải khát

Rượu không rõ nguồn gốc – Doanh nghiệp cần giải pháp vượt trở ngại

Với 63% lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam chưa được quản lý, không chỉ Nhà nước bị thất thu ngân sách, gây hại trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu chân chính.

Ngành Bia Việt Nam không ngừng bứt phá vượt qua khó khăn

Ngành Đồ uống Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát) là ngành kinh tế, kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, ngành Bia Việt Nam với sự góp mặt của các thương hiệu nội địa như Bia Saigon, Bia Hà Nội và hàng loạt các hãng bia nổi tiếng thế giới như HEINEKEN, Carlsberg, AB Inbev…

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam được vinh danh tại các bảng xếp hạng uy tín

Nhằm ghi nhận những cố gắng và thành quả đạt được của các doanh nghiệp, hàng năm, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện nhiều khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam vinh dự nằm trong nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.